Dạy học ngoại khóa

Một phần của tài liệu tích hợp kiến thức biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 12 (Trang 49 - 110)

41

Nếu như hoạt động nội khoá mang tính chất bắt buộc và được qui định chặt chẽ trong kế hoạch giảng dạy và trong chương trình học thì ngoại khoá là một hình thức tổ chức tự nguyện của HS ở ngoài lớp, không được ghi trong chương trình, kế hoạch dạy học. Các hoạt động ngoại khoá được tổ chức dưới sự hướng dẫn, cố vấn của GV nhằm giúp phát triển hứng thú, phát triển nhận thức và phát huy tính tự lực sáng tạo ở HS. Hoạt động ngoại khoá có liên hệ mật thiết với việc dạy học nội khoá. Nội khoá là cơ sở lí thuyết còn ngoại khoá với những hoạt động nhằm đào sâu thêm để cho nội khoá phong phú và sinh động hơn.

Hoạt động ngoại khoá được xem là biện pháp giáo dục kiến thức BĐKH. Nó không chỉ giúp cho HS có hiểu biết về tình hình BĐKH mà còn hình thành ở các em tình cảm quý trọng thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường khí hậu. Đồng thời còn rèn luyện cho các em một số kĩ năng và phương pháp bảo vệ môi trường khí hậu thông thường để các em có thể tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường khí hậu ở nhà trường và địa phương.

2.3.2.1. Tổ chức tham quan môi trường

Đối với hình thức này, mục đích chủ yếu là giúp cho HS hiểu biết về thiên nhiên và mở rộng tầm nhìn về môi trường. Đồng thời giáo dục cho HS tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu đất nước, quan tâm tới môi trường.

Địa điểm tham quan có thể là các danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu vực ô nhiễm môi trường…

Sau khi hoàn thành chuyến tham quan, GV yêu cầu HS viết bản thu hoạch theo nôi dung sau:

+ Địa điểm tham quan.

+ Đặc điểm của khí hậu, môi trường ở nơi tham quan.

+ Ý kiến của bản thân và đề xuất các giải pháp, biện pháp bảo vệ. 2.3.2.2. Tổ chức tìm hiểu về thực trạng BĐKH ở địa phương

42

Mục đích của hoạt động này là tìm hiểu những vấn đề BĐKH và nguyên nhân làm nảy sinh BĐKH tại địa phương. Hình thức này thể hiện tính chất địa phương hoá trong giáo dục về BĐKH, thông qua việc tìm hiểu khí hậu địa phương sẽ giúp cho HS có những hiểu biết về thực trạng khí hậu địa phương nơi các em sinh sống. Việc tìm hiểu khí hậu địa phương không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về khía cạnh khí hậu mà nó còn có tác dụng giáo dục hành vi đạo đức cho HS. Qua việc tận mắt chứng kiến những vấn đề về môi trường khí hậu đang diễn ra tại địa phương mình, các em sẽ có ý thức trách nhiệm hơn về những hành vi của bản thân.

2.3.2.3. Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường trong nhà trường và địa phương

Hình thức này chính là sự thể hiện nguyên lí “học đi đôi với hành” trong giáo dục. Nếu như hình thức tổ chức dạy học nội khoá cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về BĐKH và các biện pháp làm giảm BĐKH thì hình thức ngoại khoá tạo điều kiện cho HS vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học vào trong thực tế cuộc sống. Các em có cơ hội được thử sức với những hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường khí hậu. Qua đó, tạo dựng ở các em tình cảm, thái độ đối với môi trường khí hậu, các em ý thức được trách nhiệm và hành vi của mình trong cuộc sống hàng ngày. Kết quả là dẫn đến sự chuyển biến về ý thức, thái độ và hành vi của HS đối với môi trường khí hậu. Đây là cơ sở để phát triển việc bảo vệ môi trường khí hậu ở những phạm vi rộng hơn. Bởi vì, để một HS có những hành vi đúng đắn với môi trường chung của nhân loại, của đất nước mình thì trước tiên phải giáo dục cho HS có hành vi tốt đối với việc bảo vệ và giữ gìn môi trường ở trường lớp, trong nhà trường, gia đình và địa phương nơi mình sinh sống.

43

Căn cứ vào đặc điểm của học sinh THPT, GV có thể tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp với khả năng và lứa tuổi hoạt động của các em. Có thể tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, vệ sinh trường, lớp…

2.3.2.4. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BĐKH

Đây là hình thức giúp HS hình thành ý thức, thái độ đối với việc bảo vệ môi trường khí hậu ở địa phương, đất nước và trên toàn cầu.

Nội dung thi có thể tìm hiểu về nguyên nhân, thực trạng, giải pháp ứng phó BĐKH với các hình thức thi như: đóng kịch, hát, diễn thuyết, tuyên truyền - cổ động…

GV có thể tổ chức xen lẫn cuộc thi vào các ngày kỉ niệm như: ngày Biển quốc tế (17/3), ngày Thế giới về nước sạch (22/3), ngày Môi trường thế giới (5/6), giờ Trái Đất (20h30 – 21h30), ngày thành lập đoàn TNCS HCM...

Trên đây là những hình thức dạy học chủ yếu đã và đang được sử dụng để dạy học giáo dục kiến thức về BĐKH qua môn Địa lí trong nhà trường phổ thông. Việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, để tích hợp kiến thức BĐKH qua môn Địa lí đạt hiệu quả thì người GV phải biết kết hợp giữa các hình thức tổ chức dạy học với các phương pháp dạy học thích hợp.

2.4. Phƣơng pháp dạy học tích hợp kiến thức BĐKH trong môn Địa lí

Nội dung BĐKH được tích hợp vào môn Địa lí nên có thể sử dụng các phương pháp dạy học Địa lí để giáo dục BĐKH. Mục tiêu của giáo dục BĐKH không chỉ hình thành cho học sinh kiến thức về BĐKH mà còn hình thành cho các em mối quan tâm, thái độ đúng đắn, các kĩ năng cần thiết, từ đó mới có thể hình thành hoặc chuyển biến trong hành vi. Đồng thời cũng là việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lí. Các phương pháp dạy học theo hướng tích cực dưới đây có thể sử dụng để tích hợp kiến thức BĐKH trong môn Địa lí.

44

Từ trước đến nay, trong dạy học Địa lí người GV thường sử dụng chủ yếu ba nhóm phương pháp sau:

+ Nhóm phương pháp dùng lời: dùng để mô tả, kể hoặc ghi chép lại những sự vật, hiện tượng, quá trình địa lí…bao gồm các phương pháp sau: phương pháp diễn giảng, phương pháp giảng giải, phương pháp đàm thoại, phương pháp giải thích – minh hoạ.

+ Nhóm phương pháp trực quan: với mục đích sử dụng các phương tiện trực quan như: tranh vẽ, bản đồ, mô hình, băng hình, video… để tái hiện lại hình ảnh các sự vật, hiện tượng Địa lí.

+ Nhóm phương pháp thực tiễn (thực địa): là việc quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng địa lí ngoài thực tế.

Ba nhóm phương pháp trên được xem là những nhóm phương pháp dạy học địa lí truyền thống, chúng vẫn được sử dụng phổ biến trong các nhà trường phổ thông. Tuy nhiên, GV nên có sự kết hợp với một số phương pháp dạy học mới phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục.

2.4.1. Phƣơng pháp đàm thoại

Đây là phương pháp thể hiện mối quan hệ trao đổi giữa thầy và trò thông qua việc GV đặt hệ thống câu hỏi để HS trả lời. Trước mỗi câu hỏi của GV, HS luôn phải tự mình suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết hợp lí. Điều đó có nghĩa là HS phải tự mình tìm ra con đường để khám phá và lĩnh hội tri thức. Đây chính là yêu cầu mà việc dạy học theo hướng tích cực “lấy HS làm trung tâm” đặt ra trong quá trình dạy học ở trường phổ thông hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp đàm thoại sử dụng hệ thống các câu hỏi trực tiếp giữa GV và HS. Trong đó, hệ thống câu hỏi của GV giữ vai trò chủ đạo, có tính chất quyết định đối với việc lĩnh hội tri thức của HS. Nó chính là kim chỉ nam định hướng cho quá trình nhận thức của HS. Nhờ có sự định hướng ấy mà tư duy của HS có thể đi theo một trình tự logic hợp lí. Vì vậy, trong các bài học có nội

45

dung tích hợp kiến thức BĐKH, GV có thể đặt ra hệ thống các câu hỏi chứa đựng các thông tin liên quan đến vấn đề BĐKH nhằm tích hợp các nội dung đó vào ý thức của HS. Từ đó hình thành cho HS sự hiểu biết, khả năng giải quyết các vấn đề về môi trường, góp phần bảo vệ bầu không khí và giảm nhẹ BĐKH đang diễn ra như hiện nay. Với phương pháp này chúng ta có thể sử dụng trong một số bài sau đây:

* Bài 9. “Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” GV có thể đặt ra các câu hỏi: - Nước ta có mấy loại gió mùa, trung tâm xuất phát và hướng di chuyển của các loại gió này?

- Hiện nay tính chất của các loại gió mùa thay đổi như thế nào? Nguyên nhân của sự thay đổi đó?

Khi HS trả lời, GV có thể lồng ghép kiến thức BĐKH như: hiện nay do ảnh hưởng của BĐKH ngày càng mạnh nên tính chất của các loại gió mùa có sự thay đổi rõ rệt. Gió mùa mùa đông ngày càng sâu sắc, gió mùa mùa hạ ngày càng gay gắt và mang theo rất nhiều cơn mưa, bão phức tạp... làm thay đổi ranh giới thời gian giữa mùa đông và mùa hè cũng như tạo ra nhiều hiện tượng thời tiết bất thường có hại (tuyết rơi vào mùa đông, mùa hè nắng nóng kéo dài…)

* Bài 14. “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” các câu hỏi GV có thể đặt ra là:

- Tài nguyên rừng suy giảm để lại những hậu quả gì cho môi trường sinh thái đặc biệt đối với khí hậu hiện nay?

- Sự suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta biểu hiện ở những mặt nào? Nguyên nhân nào đã làm suy giảm số loài động, thực vật tự nhiên?

Khi HS trả lời, GV lồng ghép các kiến thức BĐKH với nội dung khác như: sự suy giảm số loại động, thực vật hiện nay ngoài do con người khai thác quá mức, không có biện pháp bảo vệ thì một nguyên nhân vô cùng quan trọng

46

không thể không kể đến đó là do tình trạng BĐKH làm thay đổi cấu trúc, chức năng của các loài thực vật, thay đổi giới hạn sinh thái của các loài động vật, thay đổi ranh giới của các đới tự nhiên khiến những loài không kịp thích nghi hay có giới hạn sinh thái hẹp sẽ bị tuyệt chủng. Mặt khác, BĐKH gây ra các cơn mưa axít làm chết nhiều loài sinh vật nhất là sinh vật thuỷ sinh góp phần làm giảm đa dạng sinh học trên Trái đất…

* Bài 15. “Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai” các câu hỏi GV có thể đặt ra là:

- Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai?

Sau khi HS trả lời, GV khẳng định: Đối với mỗi thiên tai đều có những biện pháp phòng chống riêng song có chung một biện pháp chung đó là giảm thiểu những tác nhân gây BĐKH.

Ở mỗi bài sau khi đưa ra hệ thống các câu hỏi cho HS trả lời, GV sẽ tích hợp kiến thức BĐKH với dung lượng khác nhau. Vì vậy, căn cứ vào từng bài học cụ thể GV tích hợp các kiến thức này sao cho phù hợp, lôgíc và hiệu quả.

2.4.2. Phƣơng pháp thảo luận

Thảo luận là sự trao đổi ý kiến về một vấn đề nào đó giữa GV và HS cũng như giữa HS với nhau nhằm tìm ra cách giải quyết vấn đề hay đi đến kết luận hoặc một sự khái quát trên cơ sở tổng hợp các ý kiến.

Khi tích hợp kiến thức BĐKH, phương pháp thảo luận được xem là một trong những phương pháp phù hợp và hiệu quả. Bởi vì phương pháp thảo luận được tiến hành với những kiến thức mang tính phổ thông, tính xã hội cấp bách, từ nhiều nguồn thông tin đại chúng và được thể hiện ở mọi địa phương như các kiến thức về khí quyển, BĐKH, môi trường… Hơn nữa, việc sử dụng phương pháp này góp phần giúp HS có những nhận thức đúng đắn về BĐKH cũng như các vấn đề về môi trường đã và đang diễn ra, hình thành ở HS thói quen quan

47

tâm thường xuyên tới vấn đề BĐKH, những hoạt động bảo vệ môi trường. Điều này có tác dụng rất to lớn trong quá trình tích hợp kiến thức BĐKH.

Với bài học có nội dung tích hợp kiến thức BĐKH thì cuối buổi thảo luận GV phải chốt lại được các vấn đề và phân tích được các nội dung có liên quan đến BĐKH để cho HS thấy tình hình BĐKH hiện nay và ý thức được trách nhiệm của bản thân mình.

Ví dụ: Khi dạy bài 15 “Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai”

Tại mục 2. Một số thiên tai chủ yếu, GV sử dụng phương pháp thảo luận để tiến hành theo tiến trình sau:

Bước 1. Chuẩn bị nội dung thảo luận

Chia nhóm lớp thành 4 nhóm: 1,2,3,4,5 (các nhóm tương đồng về trình độ, tính cách, có nam, có nữ).

Bước 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm (rõ ràng, cụ thể): Nhóm 1: tìm hiểu về bão.

Nhóm 2: tìm hiểu về ngập lụt. Nhóm 3: tìm hiểu về lũ quét. Nhóm 4: tìm hiểu về hạn hán.

Nhóm 5: tìm hiểu về các thiên tai khác: động đất, lốc, mưa đá, sương muối.

Sau đó phát phiếu học tập đã được chuẩn bị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3: Tiến hành thảo luận.

HS thảo luận, yêu cầu thảo luận sôi nổi, trật tự, có ghi chép cẩn thận và chọn lọc, tổng hợp ý kiến. GV uốn nắn lệch lạc, điều chỉnh đúng hướng thảo luận.

48

Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác hoặc thành viên trong lớp nêu ý kiến khác với kết quả thảo luận của nhóm bạn, hoặc đề xuất kết quả hợp lí hơn. GV chuẩn kiến thức như sau:

Bảng 2.2. Các thiên tai chủ yếu ở Việt Nam Loại thiên tai Thời gian xảy ra Nơi hay xảy ra

Hậu quả Biện pháp phòng chống Bão - Bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. - Vùng bờ biển nước ta.

- Bão kèm theo sóng lớn gây thiệt hại lớn về người, tài sản và hoạt động sản xuất… - Dự báo sớm chính xác. - tránh bão, sơ tán dân cư khi cần thiết. Ngập lụt Vào mùa mưa bão. - Hạ lưu các hệ thống sông.

- Gây thiệt hại đời sống và mùa màng. - Xây dựng các công trình thoát lũ, nạo vét dòng chảy. Lũ quét Vào mùa

mưa bão. - Xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi - Thiệt hại về người và tài sản: Phá hại nhà cửa và các công trình xây dựng khác, làm mất đất sản xuất. - Quy hoạch các điểm dân cư tránh lũ. - Trồng rừng, hạn chế dòng chảy trên mặt và chống xói mòn đất. Hạn hán Vào mùa khô ở nước - Miền Bắc - Đồng bằng

- Gây thiệt hại cho cây trồng, cháy

- Xây dựng các công trình thuỷ

49

ta. Nam Bộ, Tây

Nguyên, ven biển cực Nam Trung Bộ.

rừng, ảnh hưởng tới sinh hoạt và đời sống nhân dân.

lợi. + Động đất. + Lốc, mưa đá. + Sương muối. Quanh năm - Mùa hè - Mùa đông - Tây Bắc, Đông Bắc, Miền Trung. Cả nước Miền bắc

- Gây thiệt hại cho cây trồng.

- Gây thiệt hại cho cây trồng. Khó phòng tránh. - Khó phòng tránh. - Khó phòng tránh.

GV nhấn mạnh cho HS thấy: Với tình trạng BĐKH như hiện nay thì các thiên tai này ngày càng ra tăng cường độ, tần suất và độ phức tạp gây thiệt hại to lớn cho sản xuất và đời sống con người. Vì vậy, để giảm thiểu thiên tai và bảo vệ cuộc sống chúng ta, cần tích cực phòng chống BĐKH ngay từ bây giờ.

2.4.3. Phƣơng pháp giải thích – minh họa

Phương pháp giải thích – minh họa là một phương pháp tiêu biểu, thông dụng nhất trong việc dạy học lấy GV làm trung tâm, trong đó GV sử dụng lời nói để giải thích các sự kiện, hiện tượng địa lí kết hợp với các phương tiện trực

Một phần của tài liệu tích hợp kiến thức biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 12 (Trang 49 - 110)