Biện pháp ứng phó với BĐKH của Việt nam

Một phần của tài liệu tích hợp kiến thức biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 12 (Trang 28 - 31)

- Quan điểm: Ứng phó với BĐKH được tiến hành bằng nguyên tắc phát triển bền vững, bảo đảm tính hệ thống, tổng hợp, ngành, liên ngành, vùng, liên vùng, bình đẳng giới, xoá đói giảm nghèo. Các hoạt động tiến hành có trọng tâm, trọng điểm ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và các tác động tiềm năng lâu dài, ứng phó hiện nay sẽ làm giảm được thiệt hại cho tương lai. Ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ của toàn xã hội, toàn hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan và của toàn thể người dân. Cần được tiến hành đồng thuận và có quyết tâm cao từ phạm vi địa phương, vùng, quốc gia đến toàn cầu. Các yếu tố phải được tích hợp thành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các cấp, các ngành, các địa phương. Triển khai theo nguyên tắc “Trách nhiệm chung nhưng có sự phân biệt” theo công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH.

- Nguyên tắc chỉ đạo:

Chính phủ thống nhất các hoạt động ứng phó với BĐKH, Bộ Tài nguyên và môi trường là cơ quan thường trực, phối hợp với các cơ quan có liên quan có trách nhiệm giúp chính phủ thực hiện đối với các lĩnh vực này.

- Mục tiêu:

Mục tiêu chiến lược: Là đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, các ngành, các địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó với hậu quả của BĐKH trong từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng cơ hội phát triển theo hướng thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái Đất.

Mục tiêu cụ thể: Đánh giá được mức độ biến đổi của khí hậu Việt Nam do BĐKH toàn cầu và mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, các

20

ngành, địa phương, xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH; tăng cường các hoạt động khoa học công nghệ nhằm xác lập các cơ sở khoa học và thực tiễn cho các giải pháp ứng phó với BĐKH; củng cố, tăng cường được năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH…

- Biện pháp:

+ Chấp nhận tổn thất: Tất cả các phương pháp thích ứng khác có thể được so sánh với các phản ứng cơ bản “không làm gì cả”, ngoại trừ chịu đựng hay chấp nhận các tổn thất. Về mặt lí thuyết, chấp nhận tổn thất xảy ra khi bên chịu tác động không có khả năng chống chọi lại bằng bất cứ giá nào hay ở nơi mà nó phải trả giá cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro và các thiệt hại có thể.

+ Chịu sự tổn thất: Loại phản ứng này có liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một cộng đồng dân cư lớn. Cách thích ứng này thường xảy ra trong một cộng đồng truyền thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp. Trong xã hội truyền thống, nhiều cơ chế tồn tại để chia sẻ tổn thất giữa cộng đồng mở rộng như các hộ gia đình. Mặt khác các cộng đồng lớn phát triển phải chia sẻ những tổn thất thông qua cứu trợ cộng đồng, thông qua bảo hiểm cá nhân.

+ Làm thay đổi nguy cơ: Ở mức độ nào đó con người đã kiểm soát được những mối nguy hiểm từ BĐKH. Đối với một số hiện tượng như lũ lụt, hạn hán thì biện pháp thích hợp nhất là đắp đập, đào mương… Có thể điều chỉnh chậm lại tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà kính và ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển.

+ Ngăn ngừa tác động: Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng và ngăn chặn các tác động của BĐKH.

+ Thay đổi cách sử dụng: Áp dụng khi những rủi ro của BĐKH ngăn cản hoặc tạo ra sự mạo hiểm cho sự tiếp tục các hoạt động phát triển kinh tế.

21

+ Thay đổi, chuyển địa điểm: Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi, chuyển địa điểm các hoạt động kinh tế.

+ Nghiên cứu khoa học, công nghệ: Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng.

+ Giáo dục, thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi: Một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Hiểu biết về sự thích ứng với BĐKH cũng có thể được nâng cao bằng cách nghiên cứu sự thích ứng về khí hậu hiện tại và khí hậu tương lai. Thích ứng với khí hậu hiện tại không giống như thích ứng với khí hậu trong tương lai và điều đó cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức thích ứng.

BĐKH đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất toàn cầu trong thế kỉ XXI, nó đòi hỏi các nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam phải xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể nhằm ứng phó kịp thời, hiệu quả với BĐKH.

Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH và nghị định thư Kyoto. Chính phủ đã chỉ định Bộ tài nguyên và môi trường làm đầu mối quốc gia để thực hiện các hoạt động ứng phó BĐKH trong nước và hợp tác quốc tế. Trong những năm gần đây, nước ta đã có nhiều chương trình, dự án nghiên cứu tình hình, diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH. Tuy vậy, những cố gắng nói trên là chưa đủ để đảm bảo ứng phó hiệu quả với những tác động của BĐKH trong thời gian tới.

Thực hiện nghị quyết của Chính phủ, Bộ tài nguyên và môi trường đã chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình, mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (gọi tắt là chương trình MTQG) và kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho xây dựng và thực hiện chương trình MTQG nhằm

22

thực hiện sớm các hành động thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH ở Việt Nam.

Ngày 2/12/2008 chương trình MTQG ứng phó với BĐKH đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Chương trình đã đề ra 3 giai đoạn: giai đoạn khởi động (từ năm 2009 – 2010), giai đoạn triển khai (từ 2011 – 2015), giai đoạn phát triển (sau năm 2015) với 9 nhiệm vụ:

+ Đánh giá mức độ và tác động của BĐKH ở Việt Nam. + Xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH.

+ Xây dựng chương trình khoa học công nghệ về BĐKH. + Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH. + Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực.

+ Tăng cường hợp tác quốc tế.

+ Tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương.

+ Xây dựng các kế hoạch hành động của các bộ, ngành và địa phương ứng phó với BĐKH.

+ Xây dựng và triển khai các dự án của chương trình.

Một phần của tài liệu tích hợp kiến thức biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 12 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)