Ngành Giáo dục ứng phó với BĐKH

Một phần của tài liệu tích hợp kiến thức biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 12 (Trang 31 - 35)

1.2.3.1. Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH

Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quyết định số 158/2008/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 2/12/2008 về “Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH” và soạn thảo dự án: “Xây dựng chương trình đào tạo và giáo dục về BĐKH trong chương trình giáo dục các cấp”.

Về mục tiêu chung: Nâng cao nhận thức, khả năng ứng phó với BĐKH của ngành giáo dục từng giai đoạn cụ thể nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành, phòng tránh và giảm thiểu những thảm hoạ của BĐKH, đóng góp

23

các nguồn lực được đào tạo vào việc thực hiện chương trình MTQG ứng phó với BĐKH.

Về mục tiêu cụ thể:

+ Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, GV, cán bộ nghiên cứu, sinh viên, HS về thực trạng BĐKH toàn cầu, khu vực và trong nước.

+ Đánh giá mức độ tác động của BĐKH đối với ngành giáo dục ở những vùng miền khác nhau trên cơ sở kịch bản BĐKH – NBD quốc gia.

+ Đề xuất các chủ trương và xây dựng các chính sách của ngành giáo dục để ứng phó với BĐKH.

+ Lồng ghép các hoạt động tương ứng của kế hoạch hành động vào các kế hoạch phát triển của ngành GD – ĐT.

+ Củng cố và tăng cường năng lực tổ chức chỉ đạo, điều hành và thực hiện kế hoạch ứng phó với BĐKH của ngành.

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và phát triển nguồn nhân lực ứng phó với BĐKH.

Nhiệm vụ chính của Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành GD - ĐT gồm:

Hoạt động 1. Nâng cao năng lực về quản lí, chỉ đạo và triển khai ứng phó với BĐKH cho các bộ quản lí ngành GD – ĐT.

Hoạt động 2. Đưa nội dung về BĐKH và ứng phó với BĐKH vào chương trình GD - ĐT trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Hoạt động 3. Nghiên cứu và xây dựng mô hình trường học thích ứng với BĐKH tại các vùng miền nhạy cảm nhất, chịu ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH.

Hoạt động 4. Tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục ở những vùng bị ảnh hưởng lớn do BĐKH.

24

Hoạt động 5. Nghiên cứu khoa học ứng phó với BĐKH (thiết kế, cải tiến máy móc, thiết bị sử dụng điện, nước hiệu quả trong lĩnh vực nhằm ứng phó với BĐKH và sử dụng các nguồn năng lượng mới…).

Hoạt động 6. Hợp tác quốc tế của ngành về các hoạt động liên quan đến ứng phó với BĐKH.

Hoạt động 7. Hoạt động giám sát, kiểm tra và đánh giá.

Ngành GD – ĐT cũng như các ngành kinh tế quốc dân khác luôn chịu tác động của BĐKH, song cho đến nay sự nhận thức và đào tạo về vấn đề này cho tương lai còn nhiều hạn chế, cho nên trong chương trình MTQG về ứng phó với BĐKH chính phủ đã đặt ra cho ngành GD - ĐT nhiệm vụ tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho toàn xã hội về BĐKH, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao. Do đó nhiệm vụ quan trọng trước mắt cần đặt ra cho ngành gồm 7 nhiệm vụ ưu tiên nói trên.

1.2.3.2. Đưa nội dung ứng phó với BĐKH vào các chương trình GD – ĐT giai đoạn 2010 -2015:

Mục tiêu của dự án: Mục tiêu tổng quát của việc đưa ra các nội dung ứng phó với BĐKH vào nội dung các chương trình GD – ĐT là: “Làm cho từng cán bộ quản lí, GV và HS hiểu được bản chất của BĐKH, các tác động và nguyên nhân hình thành của nó, có được tri thức, thái độ và kĩ năng thực tế để tham gia có hiệu quả, có trách nhiệm vào việc tiên đoán, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quản lí, trong ứng phó với các vấn đề nảy sinh do BĐKH gây ra”.

Mục tiêu cụ thể: (1) Đưa nội dung BĐKH vào các chương trình GD – ĐT thực hiện theo quyết định số 158/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 2/12/2008 về “Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH” và nội dung các dự án số 6 là “Xây dựng chương trình đào tạo và giáo dục về BĐKH trong chương trình giáo dục các cấp” thuộc nhiệm vụ. (2) Nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực. (3) Từng bước xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo đưa

25

nội dung BĐKH vào hệ thống giáo dục quốc dân có hiệu quả cả về chất và lượng. (4) Cung cấp thông tin, thúc đẩy hợp tác, chuyển giao công nghệ giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH. (5) Tăng cường hợp tác quốc tế để chia sẻ thông tin liên quan đến BĐKH để từng bước hoà nhập vào mạng lưới ứng phó với BĐKH với các nước trong khu vực và thế giới.

Các nhiệm vụ của dự án:

Nhiệm vụ 1. Nâng cao nhận thức về ứng phó với BĐKH.

Nhiệm vụ 2. Điều tra, thu thập các tư liệu liên quan đến các hoạt động về BĐKH của ngành giáo dục.

Nhiệm vụ 3. Nghiên cứu xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng GV các cấp học, ngành học về ứng phó với BĐKH và các hình thức tích hợp vào các chương trình giáo dục hiện nay.

Nhiệm vụ 4. Xây dựng, bổ sung các tài liệu tham khảo như băng hình, áp phích, truyện tranh… phục vụ giảng dạy lồng ghép vào các hoạt động ngoại khoá dùng cho HS, sinh viên.

Nhiệm vụ 5. Lồng ghép với đề án “Xây dựng xã hội học tập” và các đề án khác để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành, đặc biệt liên quan đến nội dung hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.

Nhiệm vụ 6. Đào tạo nguồn nhân lực về BĐKH thông qua các khoá đào tạo và bồi dưỡng.

Nhiệm vụ 7. Nghiên cứu đề xuất mục tiêu, nội dung và giải pháp về giáo dục phát triển bền vững, môi trường và BĐKH trong tương lai để phục vụ việc xây dựng chương trình giáo dục mới.

Nhiệm vụ 8. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập, tuyên truyền về ứng phó với BĐKH.

Nhiệm vụ 9. Hợp tác quốc tề về ứng phó với BĐKH.

Nhiệm vụ 10. Tăng cường năng lực quản lí và điều hành dự án.

26

Nhóm giải pháp tổng thể: (1) Huy động chuyên gia các Bộ, Ngành, các trường, viện nghiên cứu. Các cơ sở GD - ĐT để xây dựng chương trình hành động của ngành nhằm thực hiện chương trình với chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ. (2) Phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan thuộc Bộ và các địa phương trong xây dựng và thực hiện các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. (3) Hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn liên quan đến việc lồng ghép, tích hợp các nội dung BĐKH vào trong các môn học. (4) Chú trọng hợp tác quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai đưa các vấn đề BĐKH vào hệ thống GD – ĐT. (5) Đào tạo nhân lực, đội ngũ chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia khoa học hàng đầu, cán bộ quản lí ngành có trình độ nghiên cứu, giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. (6) Bảo đảm các nguồn tài chính để thực hiện chương trình hành động ngành từ ngân sách nhà nước, đồng thời huy động các nguồn vốn của các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế. (7) Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá định kì về mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ, kết quả của dự án.

Các nhóm giải pháp cụ thể: (1) Xây dựng chính sách, chủ trương để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cán bộ lãnh đạo, quản lí giáo dục. (2) Tăng cường năng lực đảm bảo thực hiện dự án. (3) Nghiên cứu khoa học, công nghệ phục vụ giáo dục ứng phó với BĐKH. (4) Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học về giáo dục ứng phó với BĐKH. (5) Tăng cường sự tham gia của HS, sinh viên trong các hoạt động ứng phó với BĐKH. (6) Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BĐKH. (7) Giải pháp về quản lí và điều hành.

Một phần của tài liệu tích hợp kiến thức biến đổi khí hậu trong dạy học địa lí lớp 12 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)