Đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – pgd nguyễn thị định (Trang 48 - 49)

Ngành ngân hàng là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, ổn định trật tự an toàn xã hội và cải thiện đời sống người dân. Vì vậy, Nhà nước cần tạo lập một hệ thống pháp lý đầy đủ để các ngân hàng có điều kiện hoạt động an toàn và hiệu quả. Cụ thể là cần triển khai một cách đồng bộ, đầy đủ hệ thống văn bản pháp quy, những hướng dẫn cần thiết cho việc thực hiện tốt Luật Ngân Hàng Nhà Nước và Luật Các Tổ Chức Tín Dụng. Trên cơ sở đó hoạch định chính sách tiền tệ theo quy định mới, hoàn thiện các công cụ thực thi chính sách. Mặt khác, kiểm tra lại các văn bản chồng chéo, không đồng bộ và không phù hợp với tình hình thực tế của nước ta.

Ngoài ra, NHNN còn phải có biện pháp hữu hiệu trong quản lý và điều hành chính sách vĩ mô một cách ổn định, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, an toàn phù hợp với cơ chế thị trường và hoàn thiện các bộ luật, nhằm tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng hoạt động thuận lợi hơn.

Ổn định thị trường tiền tệ, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển ổn định, tạo công ăn viêc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. NHNN

có trách nhiêm bình ổn giá cả thị trường và giữ cân bằng thị trường tránh cho thị trường những cú sốc trong thời điểm kinh tế thế giới khó khăn như hiện nay.

Thách thức lớn đối với ngành ngân hàng hiện nay là việc cải tổ hệ thống, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển trong thời đại hội nhập. Đối với các tổ chức tín dụng cải cách bằng biện pháp lành mạnh hóa thị trường tiền tệ, từ đó các đơn vị làm ăn không hiệu quả sẽ bị đào thải, do đó vai trò bình ổn thị trường cùa Nhà Nước là vô cùng quan trọng.

Bên cạnh đó, NHNN cũng cần có những chính sách để kích cầu KHCN cũng như đầu tư vào các lĩnh vực sự nghiệp, y tế, giáo dục….để thu hút nhân lực, giảm nạn thất nghiệp và tăng thu nhập. Đẩy mạnh kích cầu, tăng trưởng tín dụng sẽ là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế, nhờ vậy hoạt động ngân hàng ngày càng thuận lợi hơn trong thời kỳ hội nhập Quốc Tế đầy những cơ hội và thách thức.

Tiếp theo là đề cao chất lượng hoạt động công chứng vì công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo là một bước quan trọng trong quy trình tín dụng. Tuy nhiên, mạng lưới công chứng tại thành phố quá ít, gây rất nhiều khó khăn cho người dân. Hiện nay, không chỉ các NHTM có nhu cầu công chứng trong quá trình giao dịch với khách hàng, mà rất nhiều đối tượng khác cũng có nhu cầu công chứng như cá nhân, tổ chức mua xe, mua tài sản cố định, bất động sản, sao y giấy tờ….nên các phòng công chứng luôn ở trong trạng thái quá tải

Vì vậy, với vai trò quản lý, Nhà Nước nên mở rộng hoạt động công chứng, tăng số lượng nhân viên, bên cạnh đó tại mỗi quận, huyện nên có một phòng công chứng để thuận tịên cho nhân viên trong quá trình giao dịch.

Cuối cùng là cần tăng cường chất lượng hoạt động của Trung Tâm tín dụng CIC. Hiện nay, ở Việt Nam Trung Tâm tín dụng (CIC) của NHNN đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa thật hoàn thiện, NHNN nên phối hợp với các cơ quan chức năng khác để làm sao cho thông tin từ CIC là đầy đủ và chính xác nhất góp phần rút ngắn thời gian tìm kiếm thông tin khách hàng cho các NHTM hoạt động hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – pgd nguyễn thị định (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w