Bệnh tích của thỏ mắc bệnh cầu trùng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố hải phòng và biện pháp phòng trị (Trang 89 - 91)

3. Ý nghĩa khoa học

3.4.2.Bệnh tích của thỏ mắc bệnh cầu trùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua mổ khám xác chết hoặc mổ khám con vật sống nghi bệnh có thể phát hiện những biến đổi bất thường ở các cơ quan, tạng phủ để xét đoán nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, trong điều kiện cho phép, có thể mổ khám thỏ để tìm những bệnh tích đặc trưng cho bệnh cầu trùng.

Chúng tôi đã tiến hành mổ khám 35 thỏ mắc bệnh cầu trùng nặng tại thành phố Hải Phòng để xác định bệnh tích đại thể do cầu trùng gây ra. Kết quả xác định bệnh tích đại thể của thỏ được trình bày ở bảng 4.14

Bảng 3.14. Tỷ lệ thỏ có bệnh tích do cầu trùng gây ra Vị trí kiểm tra Số thỏ mổ khám (con) Số thỏ có bệnh tích (con) Tỷ lệ có bệnh tích (%) bệnh tích đại thể Tá tràng 35 18 51,43 Niêm mạc thủy thũng, có lớp dịch

nhầy phủ nên, đôi chỗ sung huyết Không tràng 35 21 60,00

Hồi tràng 35 19 54,29

Niêm mạc thủy thũng, chỗ tiếp giáp manh tràng có nhiều ổ hoại tử mầu trắng, to bằng hạt đậu.

Mang tràng 35 31 88,57

Niêm mạc sung huyết, đôi chỗ xuất huyết, có nhiều điểm hoặc vùng hoại tử màu trắng xám ăn sâu vào tận màng thanh mạc. Kết tràng 35 29 82,86

Gan, mật 35 5 14,29

Có nhiều ổ hoại tử trắng to bằng hạt đậu trên bề mặt và trong gan; túi mật sƣng to, bệnh nặng gan bị

thoái hóa

Bảng 3.14 cho thấy: tỷ lệ thỏ có bệnh tích ở các phần của ruột non, ruột già và ở gan khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bệnh tích cầu trùng thấy ở ruột già nhiều nhất và nặng nhất, tỷ lệ bệnh tích ở mang tràng là 88,57%, ở kết tràng là 82,86%. So với ruột già thì bệnh tích ở ruột non ít hơn, tỷ lệ bệnh tích ở tá tràng là 51,43%, không tràng 60,00% và ở hồi tràng 54,29%.

Bệnh tích do cầu trùng gây ra ở gan ít thấy nhất (14,29%), nhưng khi thỏ bị cầu trùng ký sinh ở gan thì bệnh tích rất điển hình, nhất là khi bệnh ở thể nặng (gan hoại tử, xơ gan).

Kolapxki N. A., Paskin (1980) [38] và một số tác giả khác đã mô tả bệnh tích của thỏ bị bệnh cầu trùng: khi mổ khám các mạch máu vách ruột chứa đầy máu, màng niêm mạc tá tràng và ruột già dầy lên, viêm cata. Biến đổi đại thể ở gan khi mắc bệnh cầu trùng thể gan rất đặc trưng, gan to hơn bình thường và thoái hóa, ống dẫn mật mở to, vách ống dầy lên. Trên bề mặt gan và ở trong nhu mô có những ổ hoại tử dạng hình tròn hay bầu dục, màu trắng xám, to bằng hạt đỗ xanh, những ổ này chứa đầy những chất như kem sữa, trong ổ có chứa nhiều nang trứng cầu trùng.

Như vậy, bệnh tích đại thể của những thỏ bị bệnh cầu trùng mà chúng tôi mổ khám cũng giống bệnh tích các tác giả đã mô tả ở trên.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố hải phòng và biện pháp phòng trị (Trang 89 - 91)