Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở nền chuồng nuôi thỏ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố hải phòng và biện pháp phòng trị (Trang 80 - 82)

3. Ý nghĩa khoa học

3.3.1. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở nền chuồng nuôi thỏ

Ngoài nuôi thỏ lồng, một số hộ còn nuôi thỏ trong chuồng có nền gạch hoặc láng xi măng.

Chúng tôi đã xét nghiệm 130 mẫu cặn nền chuồng để kiểm tra sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ngoài ngoại cảnh. Kết quả được trình bày ở bảng 3.9.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.9. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở nền chuồng nuôi thỏ

Địa phƣơng ( huyện) Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%) Số Oocyst/vi trường (Xmx) Thuỷ Nguyên 20 18 90,00 32,50 ± 2,84 Vĩnh Bảo 28 24 85,71 25,92 ± 1,44 Tiên Lãng 32 20 62,50 27,25 ± 2,20 Kiến Thụy 20 15 75,00 31,27 ± 2,54 An Dương 16 16 100 32,81 ± 2,87 Dương Kinh 14 14 100 35,29 ± 3,95 Tính chung 130 107 82,31 30,28 ± 1,06

Kết quả bảng 3.9 cho thấy:

Qua xét nghiệm 130 mẫu cặn nền chuồng, phát hiện 107 mẫu nhiễm

Oocyst cầu trùng, tỷ lệ nhiễm chung là 82,31% (biến động từ 62,50% -

100%). Trong đó, số mẫu thu từ An Dương và Dương Kinh nhiễm với tỷ lệ rất cao (100%), tiếp đến là huyện Thủy Nguyên (90,00%), huyện Vĩnh Bảo (85,71%), huyện Kiến Thụy (75,00) và thấp nhất là huyện Tiên Lãng (62,50%).

Về số Oocyst trong các mẫu nhiễm: khác với các mẫu cặn đáy lồng thỏ (bảng 3.8), các mẫu cặn nền chuồng có số Oocyst cao hơn nhiều (trung bình là 30,28 ± 1,0695Oocyst/ vi trường).

Mẫu nền chuồng ở An Dương và Dương Kinh bị nhiễm cầu trùng với số lượng cao nhất (32,81 ± 2,87 và 35,29 ± 3,95 Oocyst/ vi trường), thấp nhất là mẫu thu từ Vĩnh Bảo (25,92 ± 1,44 Oocyst/ vi trường).

Do đó, để tránh tình trạng môi trường chuồng nuôi bị ô nhiễm Oocyst cầu trùng, người chăn nuôi cần thường xuyên quét dọn và thu gom phân để ủ, không để hiện tượng tồn lưu và vương vãi phân trong nền chuồng, phải có máng đựng thức ăn xanh riêng cho thỏ, khi cho thỏ ăn rau xanh tuyệt đối không vứt trực tiếp rau xuống nền chuồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ kết quả ở bảng 3.8 và 3.9, chúng tôi thấy: nền chuồng thỏ bị ô nhiễm

Oocyst cầu trùng nhiều hơn rõ rệt (P < 0,001) và số Oocyst/ vi trường cũng nhiều

hơn rất nhiều so với mẫu cặn đáy lồng nuôi thỏ. Điều này cho thấy khi nuôi thỏ lồng, các chất thải (phân, nước tiểu) dễ thoát ra khỏi đáy lồng, thuận tiện hơn cho việc vệ sinh trong quá trình chăn nuôi. Đồng thời, với kiểu nuôi lồng, thỏ không phải tiếp xúc với nền chuồng ẩm ướt và ô nhiễm nên hạn chế được sự cảm nhiễm bệnh, trong đó có bệnh cầu trùng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố hải phòng và biện pháp phòng trị (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)