Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở đáy lồng nuôi thỏ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố hải phòng và biện pháp phòng trị (Trang 78 - 80)

3. Ý nghĩa khoa học

3.3.1.Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở đáy lồng nuôi thỏ

Để kiểm tra sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở đáy lồng nuôi thỏ, chúng tôi đã tiến hành thu thập xét nghiệm 130 mẫu cặn lồng nuôi thỏ để kiểm tra sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.8. Sự ô nhiễm Oocyst cầu trùng ở đáy lồng nuôi thỏ

Địa phƣơng ( huyện) Số mẫu kiểm tra (mẫu) Số mẫu nhiễm (mẫu) Tỷ lệ nhiễm (%) Số Oocyst/vi trường (Xmx) Thuỷ Nguyên 34 13 38,24 9,62 ± 1,75 Vĩnh Bảo 63 32 50,79 8,41 ± 0,95 Tiên Lãng 56 27 48,21 6,59 ± 0,81 Kiến Thụy 41 19 46,34 6,50 ± 0,90 An Dương 24 12 50,00 11,50 ± 1,49 Dương Kinh 25 16 64,00 14,56 ± 1,25 Tính chung 243 119 48,97 8,98 ± 0,51

Kết quả bảng 3.8 cho thấy:

- Về tỷ lệ nhiễm: trong tổng số 243 mẫu cặn lồng thỏ kiểm tra có 119 mẫu xét nghiệm thấy Oocyst cầu trùng, chiếm 48,97%; tỷ lệ nhiễm cao nhất

đối với số mẫu thu ở Dương Kinh (64,00%) và thấp nhất ở Thủy Nguyên (38,24%).

- Về số Oocyst trên một vi trường: số Oocyst cầu trùng của các mẫu cặn đáy lồng nuôi thỏ cũng có sự khác nhau giữa địa phương. Cụ thể:

Các mẫu thu ở Dương Kinh, khi đếm số Oocyst trên 16 mẫu nhiễm, chúng tôi tính được số lượng trung bình là 14,56 ± 1,25 Oocyst/ vi trường.

Các mẫu thu thập ở An Dương: số lượng Oocyst trung bình trên 12 mẫu nhiễm là 11,50 ± 1,49 Oocyst/ vi trường.

Các mẫu thu tập ở Thuỷ Nguyên: số lượng Oocyst trung bình trên 13

mẫu nhiễm là 11,50 ± 1,49 Oocyst/ vi trường.

Các mẫu thu tập ở Vĩnh Bảo: số lượng Oocyst trung bình trên 32 mẫu nhiễm là 8,41 ± 0,95 Oocyst/ vi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các mẫu thu tập ở Tiên Lãng: số lượng Oocyst trung bình trên 27 mẫu nhiễm là 6,59 ± 0,81Oocyst/ vi trường.

Các mẫu thu tập ở Kiến Thụy: chúng tôi tính được số lượng trung bình là 6,50 ± 0,90 Oocyst/ vi trường.

Như vậy, bằng cách thu thập mẫu cặn đáy lồng thỏ ngẫu nhiên, xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn, chúng tôi nhận thấy cả đáy lồng nuôi thỏ ở các địa phương đều bị nhiễm Oocyst cầu trùng.

Theo chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm cầu trùng ở đáy lồng là do: đáy lồng nuôi thỏ thường làm bằng thanh tre, gỗ hoặc bằng lưới mắt cáo, mặt khác giúp phân và nước tiểu của thỏ dễ thoát ra ngoài, một mặt giúp cho việc vệ sinh đáy lồng dễ dàng hơn, đảm bảo lồng nuôi khô ráo, sạch sẽ và hạn chế được sự tồn tại của Oocyst cầu trùng ở đáy lồng nuôi. Tuy nhiên, do vấn đề vệ sinh chưa tốt nên phân thỏ dính lại khá nhiều ở đáy lồng, làm cho đáy lồng bị ô nhiễm Oocyst cầu trùng thỏ.

Từ thực trạng chăn nuôi thỏ ở 6 quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng, chúng tôi thấy vấn đề vệ sinh thú y trong chăn nuôi thỏ cần được tăng cường. Một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công cho người chăn nuôi thỏ là kỹ thuật làm chuồng (hoặc lồng) nuôi thỏ. Trong đó, đáy lồng là chi tiết quan trọng nhất, đáy lồng chuồng phải nhẵn, phẳng, sao cho thỏ không gặm được, phải có lỗ hoặc khe hở đủ rộng để thoát phân và nước tiểu. Phải định kỳ cọ rửa lồng và phơi nắng cho khô ráo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố hải phòng và biện pháp phòng trị (Trang 78 - 80)