Xác địnhtỷ lệ nhiễm theo loài cầu trùng ở thỏ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố hải phòng và biện pháp phòng trị (Trang 77 - 78)

3. Ý nghĩa khoa học

3.2.2. Xác địnhtỷ lệ nhiễm theo loài cầu trùng ở thỏ

Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm từng loài cầu trùng đã định danh ở trên được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm từng loài cầu trùng đã được phát hiện tại thành phố Hải Phòng

STT Loài cầu trùng Số mẫu

kiểm tra Số mẫu nhiễm

Tỷ lệ nhiễm (%) 1 E. exigua 1692 267 15,78 2 E. inresidua 1175 69,44 3 E. magna 1052 62,17 4 E. perforans 1335 78,90 5 E. stiedae 356 21,04 6 E. media 1086 64,18 7 E. intestinalis 1318 77,90 8 E. piriformis 1585 93,68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy:

Tỷ lệ nhiễm các loài cầu trùng ở các mẫu phân kiểm tra là khác nhau, biến động từ 15,78% - 93,68%, cụ thể:

Loài E. exigua, trong 1692 mẫu phân thỏ nhiễm cầu trùng có 267 mẫu nhiễm loài này, chiếm tỷ lệ 15,78%; loài E. inresidua, số mẫu nhiễm là

1175/1692, chiếm tỷ lệ 69,44%; loài E. magna, số mẫu nhiễm là 1052/1692, chiếm tỷ lệ 62,17%; loài E. perforans, số mẫu nhiễm là 1335/1692, chiếm tỷ lệ 78,90%; loài E. stiedae, số mẫu nhiễm là 356/1692, chiếm tỷ lệ 21,04%; loài E. media, số mẫu nhiễm là 1086/1692, chiếm tỷ lệ 64,18%; loài E. intestinalis, số mẫu nhiễm là 1318/1692, chiếm tỷ lệ 77,90%; loài E. piriformis, số mẫu nhiễm là 1585/1692, chiếm tỷ lệ 93,68%.

Như vậy, thỏ nuôi tại thành phố Hải Phòng nhiễm 8 loài cầu trùng. Trong đó có phổ biến nhất là loài E. piriformis (93,68%), tiếp đến là E. perforans (78,90%), E. intestinalis (77,90%), E. inresidua (69,44%), loài E.

media (64,18%), E. magna (62,17%), 2 loài còn lại là E. exigua, E. stiedae ít phổ biến hơn (tương ứng là 15,78% và 21,04%).

Nguyễn Quang Sức (1994) [28] cho biết: E. piriformis là loài cầu trùng có độc lực cao, gây bệnh cho thỏ với tình trạng bệnh lý nặng nhất; các loài E.

stiedae, E. magna và E.inresidua gây bệnh với độc lực trung bình.

Từ kết quả trên, chúng tôi nhận xét rằng: Các địa điểm chăn nuôi thỏ thuộc thành phố Hải Phòng cần chú ý phòng và trị bệnh cầu trùng cho thỏ bởi sự có mặt khá phổ biến của nhiều loài cầu trùng (trong đó có những loài gây bệnh nặng cho thỏ như E. Piriformis).

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng đường tiêu hoá thỏ ở thành phố hải phòng và biện pháp phòng trị (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)