2.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂNHÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển2.1.1.1. Lịch sử hình thành 2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo & PTNT) Việt Nam được thành lập từ ngày 26 tháng 3 năm 1988 theo nghị định số 53/HDBT của Hội đồng bộ trưởng. Đến nay ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã trở thành ngân hàng thương mại đứng đầu trong hệ thống các ngân hàng thương mại trong cả nước về tổng nguồn vốn, mức dư nợ, mạng lưới chi nhánh… Sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thực sự đã góp phần đáng kể trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Quận Thanh Xuân với diện tích khoảng 914,2 ha với gần 40.000 hộ nhân khẩu. Trên địa bàn quận có rất nhiều cơ sở kinh tế lớn như nhà máy cao su Sao Vàng, nhà máy thuốc là Thăng Long, tổng công ty Sông Đà… Mặt khác đây cũng là khu vực đang trong quá trình đô thị hoá với nhiều tiềm năng phát triển. Trước những đòi hỏi về nhu cầu vốn trên địa bàn, tháng 12/2000 Ban trù bị thành lập ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội được thành lập tại phòng D13 tập thể Nam Thành Công, Ba Đình, Hà Nội. Đến ngày 12/3/2002 Chủ tịch Hội đồng quản trị ra quyết định số 48/NHNo/QĐ HĐQT thành lập chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà
Nội với trụ sở chính tại toà nhà C3 Phương Liệt, Thanh Xuân. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 08/05/2001 với biên chế ban đầu gồm 36 người từ trụ sở chính chuyển về, từ các ngân hàng địa phương và qua tuyển dụng. Nhiêm vụ của chi nhánh trong thời kỳ đầu là nhanh chóng ổn định về con người, cơ sở vật chất, triển khai các hoạt động kinh doanh với phương châm “Vì sự thành đạt của khách hàng và ngân hàng”. Phạm vi hoạt động chủ yếu của chi nhánh là trên địa bàn quận Thanh Xuân và các quận nội thành Hà Nội.
2.1.1.2. Quá trình phát triển
Trong 5 năm từ 2001 đến 2005, NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội đã có những bước ph át triển lớn. Tổng nguồn vốn năm 2005 l à 4438 tỷ đồng, tăng 9.5 lần so với năm 2001(468 tỷ đồng), tốc độ tăng bình quân mỗi năm khoảng 80%; nguồn vốn bình quân mỗi cán bộ từ 16 tỷ VND lên 37 tỷ VND. Cơ cầu nguồn vốn từng bước được cải thiện theo hướng hiệu quả và ổn định hơn: tỷ trọng tiền gửi dân cư tăng từ 14% lên 31% trên tổng nguồn vốn . Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng từ 7% năm 2001 lên 39% năm 2005. Tỷ trọng tiền gửi, tiền vay tổ chức tín dụng giảm từ mức 70% năm 2001 xuống còn 14% năm 2005 và hiện chỉ còn ở mức 9% tổng nguồn vốn. Tổng dư nợ của Chi nhánh năm 2005 đạt 2130 tỷ đồng, gấp hơn 13 lần so với năm 2001. Tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ chiếm trên 50%, tỷ lệ nợ xấu rất thấp. Thực hiện “Đề án Phát triển kinh doanh trên địa bàn đô thị loại I giai đoạn 2002- 2005” NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội đã được Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam xét và công nhận là đơn vị đứng đầu khu vực Hà Nội.
Trong các năm tiếp theo NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội cũng đạt được những thành tựu lớn .Tổng nguồn vốn năm 2007 đạt 8,320 tỷ đồng, tăng hơn 87% so với năm 2005 và tăng 368 tỷ đồng so với năm 2006.Trong đó
nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 6134 tỷ đồng, nguồn nội tệ đạt 5,562 tỷ đồng, nguồn vốn ngoại tệ đạt 572 tỷ đồng. Năm 2007 công tác tín dụng của chi nhánh Nam Hà Nội cũng có sự tăng trưởng nhanh, tăng 343 tỷ vượt 21% so với đầu năm. Năm 2008 do lạm phát tăng cao, lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc biến đổi không ngừng, thêm vào đó là việc tách chi nhánh Tây Đô nên tổng nguồn vốn đạt được đến 31/12/2008 là 6,994 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động tại địa phương là 4,787 t ỷ, giảm 514 tỷ so với 31/12/2007.
Đến nay, NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội là đầu mối của nhiều đơn vị, nhiều dự án có tiền gửi nội ngoại tệ tại các chi nhánh NHNo & PTNT trên toàn quốc. Hoạt động không chỉ mang lại hiệu quả cao mà đặc biệt còn có tính hệ thống và sự phối hợp giữa các chi nhánh thành viên NHNo & PTNT. Dự án thanh toán tập trung của Trung tâm chuyển tiền BĐ, các dự án có vốn ODA từ WB, ADB có doanh số thanh toán hàng ngàn tỷ đồng/năm và số dư tiền gửi không kỳ hạn thường xuyên trong hệ thống không dưới 900 tỷ đồng. Các dự án cho vay đồng tài trợ do NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội làm đầu mối đã thu hút dịch vụ thanh toán về một đầu mối, làm tăng hiệu quả kinh doanh và tăng tính an toàn cho công tác tín dụng. Chi nhánh đã có 3 chi nhánh cấp II với nguồn vốn bình quân 1000 tỷ đồng/chi nhánh, 08 phòng giao dịch có nguồn vốn bình quân 100 tỷ đồng/phòng giao dịch. Chi nhánh c òn đặc biệt chú trọng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế và chiến lược là tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp tư nhân có hoạt động XNK. Thu dịch vụ thanh toán quốc tế của Chi nhánh đạt gần 30.000 USD/tháng, bình quân đạt trên 600 triệu đồng/thanh toán viên. Trong những năm qua, hàng ngàn món giao dịch thanh toán quốc tế trị giá hàng trăm triệu USD đều được thực hiện an toàn tuyệt đối. Năm 2005, NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội là đơn vị dẫn đầu hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam về chuyên đề Thanh toán quốc tế.
Với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các ban ngành hữu quan, của NHNo&PTNT Việt Nam và sự ủng hộ của khách hàng, trong thời gian tới, NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội sẽ đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tín dụng, huy động vốn, chất lượng và hiệu quả kinh doanh, giữ gìn “chữ Tín” trong hoạt động kinh doanh để NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội mãi xứng đáng là chỗ dựa tin cậy, là người bạn đồng hành của khách hàng, là thành viên của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam – Anh hùng Lao động Thời kỳ đổi mới.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônchi nhánh Nam Hà Nội chi nhánh Nam Hà Nội
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội
NHNo&P TNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI Trung tâm chính C3 Phương Liệt PGD số 4 PGD số 5 PGD số 6 CN Nam Đô CN Giảng Võ CN Tây Đô (tách ra năm 2008) PGD số 9 PGD số 1 Tây Đô PGD số 1 Giảng Võ PGD số 3 Nam Đô PGD số 2 Nam Đô
2.1.3. Các hoạt động chính và kết quả đạt được2.1.3.1. Hoạt động dịch vụ của Ngân hàng 2.1.3.1. Hoạt động dịch vụ của Ngân hàng
• Các dịch vụ thanh toán: thanh toán xuất nhập khẩu qua SWIFT, chuyển tiền điện tử trong nước, thanh toán biên giới
• Chiết khấu và tái chiết khấu
• Dịch vụ thu hộ - chi hộ
• Dịch vụ thu, chi tiền mặt tại chỗ
• Đại lý chi trả kiều hối
• Kinh doanh ngoại tệ
• Các dịch vụ bảo lãnh
2.1.3.2. Hoạt động dịch vụ đặc biệt của Ngân hàng
• Ngân hàng đầu mối tiếp nhận và quản lý dự án nước ngoài.
• Ngân hàng đầu mối thanh toán cho các đơn vị, tổ chức có mạng lưới giao dịch trên toàn quốc.