Bệnh thối thân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cao lương ngọt tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 48 - 49)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4.1.4.Bệnh thối thân

Pythium aphanidermatum có khả năng sống hoại sinh trong đất, nhất là ở đất

có thành phần cơ giới nặng. Từ đất, nấm xâm nhiễm vào rễ cây. Mầm bệnh được lan truyền từ đất. Bệnh có mặt ở khắp nơi trồng bắp trên thế giới. Đây là bệnh chỉ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gây hại nghiêm trọng khi ruộng bắp trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, thường xuyên bị ngập úng.Bệnh ít quan trọng ở vành đai bắp của Hoa Kỳ, nhưng gây hại khá nặng ở Trung Quốc và các nước nhiệt đới khác trong đó có Việt Nam. Mầm bệnh có phổ ký chủ rộng.

Bệnh xảy ra ở phần lóng thân sát trên mặt đất. Vết bệnh có màu nâu nhạt, mềm nhũn nước và thường bị giới hạn trong một lóng thân. Về sau, lóng thân này trở nên mềm nhũn và sậm màu, thường bị xoăn lại và nhăn nhúm trước khi cây đổ ngã. Sau đó, gốc thối và cây ngã gục. Cây bị đổ ngã nhanh hơn các bệnh thối thân khác.

Qua Bảng 3.7 cho thấy, các giống khác nhau có khả năng chống chịu bệnh khác nhau. Vụ xuân có tỷ lệ cây nhiễm bệnh thấp hơn vụ hè. Ở vụ hè, các giống Sugar Grase, EN6 và giống FS902 có tỷ lệ cây bị bệnh cao nhất (với tỷ lệ lần lượt là 17,8%, 17,4 và 16,5%), cao hơn các giống còn lại ở mức độ tin cậy 95%. Vụ xuân, giống Sugar Grase và giống EN6 có tỷ lệ cây bị bệnh cao nhất, cao hơn các giống còn lại ở mức độ tin 95%. Trong cả 2 vụ, giống KCS105 và giống NL3 đều có tỷ lệ cây bị bệnh thấp nhất, thấp hơn các giống còn lại ở mức độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cao lương ngọt tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 48 - 49)