Khả năng chống chịu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cao lương ngọt tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 33 - 34)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4.3.5. Khả năng chống chịu

* Khả năng chống chịu sâu bệnh

- Sâu đục thân: Theo dõi, phát hiện sự phát sinh, gây hại của sâu đục thân trên các giống cao lương ngọt thí nghiệm, ghi ngày phát hiện, đếm số cây bị hại, tính phần trăm cây bị hại, cho điểm khả năng kháng sâu đục thân.

+ Điểm 1: số cây bị sâu < 5% (tốt) + Điểm 2: số cây bị sâu từ 5% - <15% (khá) + Điểm 3: số cây bị sâu từ 15% - <25% (trung bình) + Điểm 4: số cây bị sâu từ 25% - <35% (kém) + Điểm 5: số cây bị sâu >35% (rất kém) Xác định tỷ lệ sâu hại:

Tổng số cây bị hại

Tỷ lệ sâu hại (%) = x 100 Tổng số cây trên ô

- Rệp: Mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 cây, số lượng rệp trên mỗi lá cây được phân cấp như sau:

+ Cấp 0: không có rệp.

+ Cấp 1: bị nhiễm rệp rất nhẹ, có từ 1 cá thể đến 1 quần tụ rệp nhỏ ở lá. + Cấp 2: bị nhiễm rệp nhẹ, xuất hiện 1 vài quần tụ trên lá.

+ Cấp 3: bị nhiễm rệp trung bình, rệp có mặt với số lượng lớn, không thể nhận ra quần tụ rệp nhưng phổ biến và ảnh hưởng đến sự cân xứng của lá.

+ Cấp 4: bị nhiễm rệp nặng, rệp có mặt với số lượng lớn, dày đặc, ảnh hưởng đến tất cả lá, thân lá.

- Bệnh thối thân do vi khuẩn và thối thân do nấm: Theo dõi, phát hiện sự phát sinh, gây hại của bệnh hại trên các giống cao lương ngọt thí nghiệm, ghi ngày phát hiện, đếm số cây bị hại, tính phần trăm cây bị hại, cho điểm mức độ nhiễm bệnh.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Điểm 1: số cây bị bệnh từ 1 - 10% (bệnh nhiễm rất nhẹ) + Điểm 2: số cây bị bệnh từ 11 - 25% (nhiễm nhẹ)

+ Điểm 3: số cây bị bệnh từ 26 - 50% (nhiễm vừa) + Điểm 4: số cây bị bệnh từ 51 - 75% (nhiễm nặng) + Điểm 5: số cây bị bệnh từ > 75% (nhiễm rất nặng) Xác định tỷ lệ bệnh hại:

Tổng số cây bị bệnh

Tỷ lệ bệnh hại (%) = x 100 Tổng số cây trên ô

* Khả năng chống đổ

Đánh giá theo thang điểm (Đếm số cây bị nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 30 độ so với chiều thẳng đứng của cây).

+ Điểm 1: Số cây bị đổ < 5% (Tốt) + Điểm 2: số cây bị đổ từ 5 - <15% (Khá)

+ Điểm 3: số cây bị đổ từ 15 - < 30% (Trung bình) + Điểm 4: số cây bị đổ từ 30 - < 50% (Kém) + Điểm 5: số cây bị đổ ≥ 50% (Rất kém)

* Khả năng phục hồi sau đổ

+ Đánh giá sau 5 ngày: % số cây phục hồi (đứng thẳng) sau 5 ngày + Đánh giá sau 10 ngày: % phục hồi sau 10 ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cao lương ngọt tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)