Động thái ra lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cao lương ngọt tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 41 - 44)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.2.Động thái ra lá

Lá là bộ phận quan trọng giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động sống của cây trồng nói chung và cây cao lương nói riêng. Tại đây diễn ra các hoạt động sinh lý: quang hợp, hô hấp, trao đổi nước, vận chuyển các chất vô cơ thành các chất hữu cơ để nuôi dưỡng các bộ phận trong cây. Các kết quả nghiên cứu cho thấy trên 90%

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vật chất khô của cây là sản phẩm của quá trình quang hợp. Từ đó cho thấy bộ lá của cây là vô cùng cần thiết tới năng suất của cây cao lương. Bộ lá càng phát triển thì năng suất càng cao.

Số lá trên thân chính nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống. Qua theo dõi động thái ra lá của các giống cao lương thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Động thái ra lá và số lá cuối cùng của các giống cao lƣơng thí nghiệm tại Tuyên Quang

Đơn vị: lá/ngày

Giống

Vụ hè Vụ xuân

Thời gian từ gieo đến... Thời gian từ gieo đến...

30 60 90 Số lá cuối cùng 30 60 90 Số lá cuối cùng NL3 6,2AB 13,0B 21,5ABC 21,5ABC 5,6AB 13,4BC 21,4BC 21,4B EN6 6,7A 13,9A 22,9A 22,9A 5,8A 14,1AB 23,3A - EN8 5,8B 13,4AB 21,1BC 21,1BC 5,7AB 13,7ABC 21,3BC 21,3B KCS105 6,6A 13,9A 22,5AB 22,5AB 5,4BC 14,0AB 22,4AB 22,4AB FS902 6,8A 14,1A 23,0A 23,0A 5,8A 14,4A 23,1A 23,1A Sugar Grase 5,0C 13,1B 20,8C 20,8C 5,2C 12,9C 20,9C 20,9B P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV (%) 6,1 3,2 4,0 4,0 3,2 3,5 3,4 3,7 LSD.05 0,7 0,8 1,6 1,6 0,3 0,9 1,4 1,5

Qua bảng ta thấy, tốc độ ra lá của các giống cao lương ngọt khác nhau trong thí nghiệm là khác nhau có ý nghĩa. Cũng giống như chiều cao cây, số lá của các giống cao lương tăng nhanh và đáng kể trong thời gian đầu thí nghiệm (từ 0-60 tuổi). Tuy nhiên, thời gian tốc độ ra lá mạnh nhất lại là giai đoạn 0-30 ngày tuổi không giống với sự tăng trưởng chiều cao là mạnh nhất vào giai đoạn 30-60 ngày tuổi. Như vậy, thời gian từ 0-30 ngày tuổi, các giống cao lương tăng trưởng chiều

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cao chủ yếu bằng việc tăng số lượng đốt trên thân, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây không tương ứng với tốc độ ra lá (tạo đốt mới).

Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy: số lá của vụ xuân nhiều hơn so với vụ hè. Vụ hè giai đoạn 30 ngày đầu sinh trưởng, số lá trên thân của các giống cao lương biến động từ 5,0 - 6,8 lá. Trong thí nghiệm giống FS902 có số lá trên thân nhiều nhất (6,8 lá) tương đương với giống EN6, giống KCS105 và giống NL3. Giống Sugar Grase có số lá trên cây thấp nhất (5,67 lá) thấp hơn các giống còn lại ở mức độ tin cậy 95%. Vụ xuân, số lá giao động trong khoảng 5,2-5,8 lá. Giống EN6 và FS902 có số lá lớn nhất, tương đương với NL3 và EN8. Giống Sugar Grase có số lá trên cây thấp nhất (5,2 lá) thấp hơn các giống còn lại ở mức độ tin cậy 95%.

Khi cây cao lương sinh trưởng được 60 ngày, số lá trên cây biến động từ 13,0 - 14,1 lá ở vụ hè và 12,9 - 14,4 lá ở vụ xuân. Ở cả hai vụ, giống FS902 đều có số lá lớn nhất, tương đương với giống EN6, EN8 và KCS105 cao hơn giống NL3 và Sugar Grase ở mức độ tin cậy 95%.

Sau gieo 90 ngày phần lớn các giống trong thí nghiệm đã trỗ bông (trừ giống EN6). Vụ hè, số lá giao động trong khoảng 20,8 - 23,0 lá, giống FS901 có số lá lớn nhất, tương đương với EN6, KCS105 và NL3 cao hơn giống Sugar Grase và giống EN8 ở mức độ tin cậy 95%. Vụ xuân, giống FS902 vẫn chiếm ưu thế về số lá, tương đương với giống EN6, EN8, KCS15 và cao hơn giống Sugar Grase ở mức độ tin cậy 95%.

Số lá cuối cùng của các giống là khác nhau, vụ xuân có số lá nhiều hơn vụ hè. Trong vụ hè: giống FS902 có số lá lớn nhất, tương đương với giống EN6 KCS105 và NL3 lớn hơn các giống còn lại ở mức độ tin cậy 95%. Vụ xuân: số lá giao động trong khoảng 20,9 - 23,1 lá. FS902 có số lá lớn nhất, lớn hơn các giống

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

còn lại ở mức độ tin cậy 95%. Giống EN6 chưa kết thúc quá trình sinh trưởng đến thời điểm hiện tại nên ngừng đo đếm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cao lương ngọt tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 41 - 44)