Động thái đẻ nhánh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cao lương ngọt tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 44 - 109)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.3.Động thái đẻ nhánh

Số nhánh trên cây cũng là một trong các chỉ tiêu để đánh giá sức sinh trưởng của giống. Các giống khác nhau có khả năng đẻ nhánh khác nhau. Nghiên cứu động thái đẻ nhánh của một số giống cao lương thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả bảng 3.6.

Bảng 3.6. Động thái đẻ nhánh và số nhánh cuối cùng của các giống cao lƣơng thí nghiệm tại Tuyên Quang

(Đơn vị tính: nhánh)

Giống

Vụ hè Vụ xuân

Thời gian từ gieo đến... Thời gian từ gieo đến...

30 60 90 Thu hoạch 30 60 90 Thu hoạch NL3 0,4B 0,3A 0,0B 0,0B 0,5B 0,3AB 0,1A 0,1A EN6 0,5A 0,3A 0,0B 0,0B 0,7A 0,4A 0,0B 0,0B EN8 0,4B 0,1C 0,1A 0,1A 0,4BC 0,2BC 0,1A 0,1A KCS105 0,3C 0,2B 0,0B 0,0B 0,4BC 0,1C 0,0B 0,0B FS902 0,4B 0,1C 0,0B 0,0B 0,3CD 0,1C 0,0B 0,0B Sugar Grase 0,3C 0,1C 0,1A 0,1A 0,2D 0,1C 0,1A 0,1A P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV (%) 14,3 22,3 84,9 84,9 17,0 34,8 41,4 41,2 LSD.05 0,1 0,07 0,04 0,04 0,12 0,1 0,04 0,04 Kết quả thí nghiệm cho thấy, các giống khác nhau ở hai vụ khác nhau có động thái đẻ nhánh khác nhau, vụ xuân các giống có số nhánh nhiều hơn vụ hè, các giống cao lương thí nghiệm đều đẻ nhánh chủ yếu ở giai đoạn 0-30 ngày tuổi, sau khoảng thời gian này, số lượng nhánh giảm dần. Ở vụ hè, giai đoạn 30 ngày sinh trưởng các giống cây cao lương đã có sự phân nhánh, số nhánh biến động từ 0,3 - 0,5 nhánh. Trong đó giống EN6 có số nhánh nhiều nhất (0,5 nhánh) nhiều hơn các giống còn lại

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ở mức độ tin cậy 95%, tiếp sau là giống NL3, EN8 và FS902. KCS105 và Sugar Grase là hai giống có số nhánh thấp nhất, thấp hơn các giống còn lại ở mức 95%. Vụ xuân, số nhánh biến động từ 0,2 - 0,7 nhánh, EN6 là giống có số nhánh lớn nhất (0,7 nhánh). Sugar Grase và FS902 và 2 giống có số nhánh ít nhất, lần lượt là 0,2 và 0,3 nhánh, ít hơn so với các giống còn lại ở mức độ tin cậy 95%.

Giai đoạn 60 ngày, vụ xuân có động thái đẻ nhánh lớn hơn vụ hè, vụ hè biến động từ 0,1 - 0,3 nhánh, vụ xuân biến động từ 0,1 - 0,4 nhánh. Trong cả 2 vụ, giống NL3 và EN6 là hai giống có động thái ra nhánh lớn nhất, lớn hơn so với các giống còn lại ở mức độ tin cậy 95%.

Ở giai đoạn 90 ngày và khi thu hoạch, đa số các giống không ra nhánh, chỉ có ba giống: NL3, EN8 và Sugar Grase vẫn ra nhánh với số lượng rất ít 0,1 nhánh cả hai vụ hè và xuân.

3.4. Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh của các giống cao lƣơng ngọt tham gia thí nghiệm tại Tuyên Quang

Khả năng chống chịu là phản ứng của cây đối với sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận như rét, khô hạn, mưa bão…do vậy đặc tính chống chịu của cây là một chỉ tiêu quan trọng đặt ra trong các chương trình chọn tạo giống cao lương mới cũng như trong công tác khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa vào sản xuất.

3.4.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh

Khả năng chống chịu là phản ứng của cây đối với sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận như: rét, khô hạn, bão lũ...do vậy đặc tính chống chịu của cây là một chỉ tiêu quan trọng đặt ra trong các chương trình chọn tạo giống cao lương mới cũng như trong công tác khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa vào sản xuất.

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất cây trồng, gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Cây cao lương là cây trồng có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng trong suốt quá trình sống nó chịu sự phá hoại của rất nhiều loại sâu bệnh. Chúng phá hại từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch, điển hình là giai đoạn cây con sau trồng bị sâu xám phá hoại nếu không chú ý tiêu diệt sẽ gây thiệt hại đến diện tích cây trồng. Nước ta là một nước nhiệt đới ẩm, mưa nhiều

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

làm cho vòng đời phát triển của sâu bệnh ngắn lại, các lứa sâu kế tiếp nhau nên mức độ phá hoại càng nghiêm trọng hơn. Mức độ ảnh hưởng của sâu bệnh đến năng suất phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, giống và kỹ thuật canh tác.

Trong những năm gần đây do tăng vụ trong quá trình sản xuất đã tạo ra nguồn thức ăn quanh năm vì vậy sâu bệnh có điều kiện phát triển hơn. Việc săn bắt động vật bừa bãi làm mất cân bằng sinh thái và việc sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định làm cho sâu bệnh có khả năng kháng thuốc, nhờn thuốc cho nên việc bảo vệ cây trồng chống chịu được sâu bệnh là vấn đề cấp bách. Do vậy biện pháp diệt trừ sâu bệnh vừa có hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo môi sinh và sức khỏe con người là phải tiến hành phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp tổng hợp. Ví dụ như:

- Cày ải, phơi đất trước khi trồng, dọn dẹp cỏ dại.

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sâu bệnh kịp thời, từ đó có các biện pháp phòng trừ tránh lây lan và tái phát.

- Chọn tạo được các giống có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh và cho năng suất cao.

Việc đánh giá tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống chịu của các giống cao lương thí nghiệm là vô cùng quan trọng và cần thiết. Do vậy, ngoài việc tuyển chọn các giống theo hướng năng suất cao, chất lượng tốt cần chọn ra các giống có khả năng kháng sâu bệnh để hạn chế tác hại của việc sử dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng, vừa không gây ngộ độc cho con người, vừa làm giảm chi phí đầu vào từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất ethanol.

Trong thí nghiệm này để đánh giá được khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống chúng tôi tiến hành theo dõi diễn biến sâu hại. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Khả năng chống chịu sâu bệnh

của các giống cao lƣơng ngọt thí nghiệm tại Tuyên Quang

Vụ Giống Sâu đục thân (điểm) Rệp hại (% cây bị hại) Thối nõn (% cây bị bệnh) Thối thân (% cây bị bệnh) Vụ hè NL3 2 20,0 14,6 7,1 EN6 4 43,4 29,2 17,4 EN8 3 18,6 18,2 9,2

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ KCS105 2 15,8 13,3 6,9 FS902 5 49,5 31,4 16,5 Sugar Grase 3 27,5 26,3 17,8 P - <0,05 <0,05 <0,05 CV (%) - 14,2 9,0 8,3 LSD.05 - 7,5 3,6 1,9 Vụ xuân NL3 2 17,9 13,6 6,9 EN6 4 34,2 24,2 13,3 EN8 2 16,7 15,7 8,4 KCS105 2 12,8 11,4 6,6 FS902 4 39,6 28,5 11,7 Sugar Grase 3 22,6 22,9 14,5 P - <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) - 12,9 9,8 7,3 LSD.05 - 5,6 3,4 1,4

3.4.1.1. Sâu đục thân (ostrinia nubilalis hubner)

Sâu đục thân hại cây trong suốt quá trình sinh trưởng và ở tất cả các bộ phận thân và lá. Khi cây còn nhỏ sâu đục vào nõn làm chết điểm sinh trưởng. Thời kỳ cây con, sâu đục ngang lá gây ra hàng lỗ đục thẳng hàng cắt ngang mặt lá. Đến khi cây lớn sâu đục vào thân cây làm cho cây bị gãy khi gặp gió bão.

Qua theo dõi chúng tôi thấy sâu đục thân có trên tất cả các giống cao lương tham gia thí nghiệm, sâu bắt đầu xuất hiện vào 60 ngày sau gieo. Vụ hè, NL3 và KCS105 được xếp vào nhóm có khả năng chống chịu sâu đục thân khá, EN8 và Sugar Grase là hai giống có khả năng chống chịu sâu đục thân trung bình, EN6 có khả năng chống chịu sâu đục thân kém và FS902 là giống có khả năng chống chịu sâu đục thân rất kém. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vụ xuân, NL3, EN8 và KCS105 là 3 giống có khả năng chống chịu sâu đục thân khá, Sugar Grase là giống có khả năng chống chịu sâu đục thân trung bình, FS902 là giống có khả năng chống chịu sâu đục thân kém.

3.4.1.2. Rệp muội (Aphis medicaginis koch)

Rệp muội cũng là một loại sâu nguy hiểm, loại sâu này chủ yếu hại phần lá là chính, nó làm cho mặt trên, mặt dưới của lá bị đen và mút lá chết dần làm ảnh

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Rệp xuất hiện và gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây, làm giảm khả năng quang hợp đồng hóa các chất của cây, do đó phần nào ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây.

Rệp muội phát triển mạnh nhất từ tháng 6 mức độ hại từ 3-30% là ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cao lương. Qua theo dõi thấy rệp muội có trên tất cả các giống tham gia thí nghiệm, bắt đầu xuất hiện vào 15 ngày sau khi trồng ra khu thí nghiệm. Tỷ lệ cây bị hại giao động vụ hè từ 15,8 - 49,5 %,vụ xuân từ 12,8-39,6%. Trong đó giống FS902 có tỷ lệ cây bị rệp gây hại cao nhất trong cả hai vụ (49,5% và 39,6%), tương đương EN6 và cao hơn các giống còn lại ở mức độ tin cậy 95%. KCS105 là giống có tỷ lệ cây bị hại thấp nhất, tương đương với giống NL3 và EN8, thấp hơn các giống còn lại ở mức độ tin cậy 95%.

3.4.1.3. Bệnh thối nõn

Bệnh do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra. Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua các lỗ hở như khí khổng, qua vết thương cơ giới do xây xát hoặc do côn trùng chích hút...Vi khuẩn tồn tại trong tàn dư cây bệnh, trong đất trở thành nguồn bệnh cho vụ sau. Chúng truyền lan từ cây này sang cây khác hoặc vùng này qua vùng khác nhờ gió, nước, động vật hoặc côn trùng. Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, thích hợp nhất từ 32 - 350

C.

Bảng 3.7 ta có thể thấy cả hai vụ hè và vụ xuân: giống FS902 và giống EN6 có tỷ lệ cây bị bệnh lớn nhất lần lượt 31,4 và 28,5%. Hai giống NL3 và KCS105 có tỷ lệ cây bi bệnh thấp nhất lần lượt là 13,2% và 14,6% ở vụ hè và 11,4% và 13,6% ở vụ xuân, thấp hơn so với các giống còn lại ở mức độ tin cậy 95%.

Trong vụ hè, với điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao chính vì vậy tỷ lệ cây bị bệnh cao hơn vụ xuân ở tất cả các giống.

3.4.1.4. Bệnh thối thân

Pythium aphanidermatum có khả năng sống hoại sinh trong đất, nhất là ở đất

có thành phần cơ giới nặng. Từ đất, nấm xâm nhiễm vào rễ cây. Mầm bệnh được lan truyền từ đất. Bệnh có mặt ở khắp nơi trồng bắp trên thế giới. Đây là bệnh chỉ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gây hại nghiêm trọng khi ruộng bắp trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, thường xuyên bị ngập úng.Bệnh ít quan trọng ở vành đai bắp của Hoa Kỳ, nhưng gây hại khá nặng ở Trung Quốc và các nước nhiệt đới khác trong đó có Việt Nam. Mầm bệnh có phổ ký chủ rộng.

Bệnh xảy ra ở phần lóng thân sát trên mặt đất. Vết bệnh có màu nâu nhạt, mềm nhũn nước và thường bị giới hạn trong một lóng thân. Về sau, lóng thân này trở nên mềm nhũn và sậm màu, thường bị xoăn lại và nhăn nhúm trước khi cây đổ ngã. Sau đó, gốc thối và cây ngã gục. Cây bị đổ ngã nhanh hơn các bệnh thối thân khác.

Qua Bảng 3.7 cho thấy, các giống khác nhau có khả năng chống chịu bệnh khác nhau. Vụ xuân có tỷ lệ cây nhiễm bệnh thấp hơn vụ hè. Ở vụ hè, các giống Sugar Grase, EN6 và giống FS902 có tỷ lệ cây bị bệnh cao nhất (với tỷ lệ lần lượt là 17,8%, 17,4 và 16,5%), cao hơn các giống còn lại ở mức độ tin cậy 95%. Vụ xuân, giống Sugar Grase và giống EN6 có tỷ lệ cây bị bệnh cao nhất, cao hơn các giống còn lại ở mức độ tin 95%. Trong cả 2 vụ, giống KCS105 và giống NL3 đều có tỷ lệ cây bị bệnh thấp nhất, thấp hơn các giống còn lại ở mức độ tin cậy 95%.

3.4.2. Khả năng chống đổ và phục hồi sau đổ của các giống cao lương ngọt tham gia thí nghiệm tại Tuyên Quang gia thí nghiệm tại Tuyên Quang

Khả năng chống đổ cũng là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cao lương. Vì khi bị đổ khả năng vận chuyển dinh dưỡng kém, sâu bệnh phát triển, tỉ lệ hạt lép cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khả năng đổ của cây như giống, bón phân không cân đối, bón nhiều đạm, trồng quá dày hay mưa nhiều gió mạnh. Số liệu được thu thập khi cây ở giai đoạn sau trỗ được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Khả năng chống đổ và phục hồi sau đổ của các giống cao lƣơng ngọt thí nghiệm tại Tuyên Quang

Giống Vụ hè Vụ xuân

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (%) Tỉ lệ cây đổ (%) (điểm) Sau 5 ngày Sau 10 ngày Tỉ lệ cây đổ (%) (điểm) Sau 5 ngày Sau 10 ngày NL3 3,4 2 0 0 5,9 2 0 0 EN6 9,0 2 0 0 10,3 2 0 0 EN8 5,3 2 0 0 6,4 2 0 0 KCS105 2,1 2 0 0 4,6 2 0 0 FS902 11,6 2 0 0 16,5 3 0 0 Sugar Grase 5,1 2 0 0 7,6 2 0 0 P <0,05 - - - <0,05 - - - CV (%) 12,7 - - - 13,8 - - - LSD.05 1,4 - - - 2,1 - - -

* Số liệu sử dụng là số liệu đo đếm sau trỗ khi bị mưa bão gây thiệt hại lớn nhất (số cây đổ nhiều nhất)

Trong vụ hè cả sáu giống cao lương ngọt trong thí có khả năng chống đổ tương đương nhau, cùng đạt loại khá (Bảng 3.8). Do số liệu được thu thập sau trỗ nên tất cả các giống đều không có khả năng phục hồi do cây quá cao

Trong vụ xuân, các giống NL3, EN6, EN8, KCS105, và Sugar Grase có khả năng chống đổ tương đương nhau được xếp ở điểm 2 loại khá, giống số FS902 có khả năng chống đổ kém hơn được xếp ở nhóm có khả năng chống đổ trung bình

Nhìn chung, trong sáu giống cao lương ngọt đưa ra khảo nghiệm tại tỉnh Tuyên Quang thì các giống kháng sâu bệnh khá tốt là giống số KCS105, EN8 và NL3. Những giống bị sâu bệnh hại nhiều là giống số FS902 và EN6. Hai giống này mặc dù cây to cao, tiềm năng năng suất lớn, tuy nhiên nếu không có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, đặc biệt là sâu đục thân và bệnh thối thân thì khó có thể đưa vào thực tiễn sản xuất.

3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống cao lƣơng ngọt tham gia thí nghiệm tại Tuyên Quang

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tham gia thí nghiệm được thể hiện trong bảng 3.9

Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu năng suất tại thời điểm thu hoạch của các giống cao lƣơng ngọt thí nghiệm trong vụ hè năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Giống Đƣờng kính thân Khối lƣợng thân lá Khối lƣợng thân Năng suất sinh khối lý thuyết Năng suất thân lý thuyết Năng suất sinh khối thực thu Năng suất thân thực thu (cm) (kg/cây) (tấn/ha) NL3 2,4BC 1,2B 1,0AB 123,8B 98,0AB 110,1ABC 87,0A EN6 2,7A 1,4AB 1,1A 139,8AB 109,1A 107,3BC 83,7AB EN8 2,5ABC 1,2BC 1,0AB 125,1B 100,6AB 107,5BC 86,1A KCS105 2,5AB 1,3B 1,0AB 130,3B 98,8AB 118,4A 89,8AB FS902 2,7A 1,5A 1,1A 150,2A 109,0A 111,0AB 83,2A Sugar Grase 2,3C 1,2B 1,0B 122,7B 91,9B 100,4C 75,3B P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV (%) 5,5 7,4 6,0 7,6 6,1 6,0 6,5 LSD.05 0,3 0,2 0,1 18,3 11,3 9,9 8,5

Bảng 3.9 cho thấy, đường kính thân vụ hè của các giống giao động trong khoảng từ 2,3 - 2,7cm, EN6, FS902 và EN8 là ba giống có đường kính thân lớn nhất, lớn hơn các giống còn lại ở mức độ tin cậy 95%.

Khối lượng thân lá của các giống biến động trong khoảng từ 1,2 - 1,5kg/cây. Giống FS902 có khối lượng thân lá cao nhất, tương đương với giống EN6 và cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cao lương ngọt tại tỉnh Tuyên Quang (Trang 44 - 109)