II. TAØI LIỆU VAØ PHƯƠNG TIỆN SGK Đạo đức
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Hiểu: Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và ngày mai. Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch. 2. Biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch.
3. Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. II. TAØI LIỆU VAØ PHƯƠNG TIỆN
- Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng. - SGK đạo đức.
- Phiếu giao việc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 1. Kiểm tra bài cũ:
- Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn? - 1-2 HS đọc phần ghi nhơ.
2. Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động: Trao đổi ý kiến
GV cho HS ngồi thành vòng tròn và nêu câu hỏi: - Em đã nhận được gì từ môi trường?
- Mỗi HS tả lời một ý ( không được nói trùng lập ý kiến của nhau)
GV kết luận: Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi truờng?
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm ( thông tin trang 43,44, SGK).
Mục tiêu:Hậu quả mà con người phải gánh chịu do ô nhiễm môi trường.
Cách tiến hành:
GV chia nhóm, và yêu cầu HS đọc và thảo luận
về các sự kiên đã nêu trong SGK. -Đại diện nhóm trình bày- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV kết luận:
+ Đâùt bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực, sẽ dẫn đến nghèo đói.
+ Dầu đổ vào đại dương: gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc nhiễm bệnh, người bị nhiễm bệnh.
+ Rừng bị thu hẹp: lượng nước ngầm dự trữ giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra, giảmn hẳn các loại cây, các loại thú, gây xói mòn, đát bị bạc màu. GV yêu cầu HS đọc và giải thích phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân ( Bài tập 1, SGK)
Mục tiêu: HS đạt được mục tiêu 2. Cách tiến hành:
GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1: Dùng phiếu màu để bày tỏ ý kiến đành giá.
- HS bày tỏ ý kiến đánh giá và giải thích.
GV kết luận:
- Các việc làm bảo vệ môi trường: (b), (c), (đ),(g) - Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm
không khí và ồn ào (a).
-Giết, mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt, vứt rác súc vật ra đường, khu chuồng trại gia súc đẻ gần nguồn nước ăn làm ô nhiễm nguồn nước (d), (e), (h).
Hoạt động 3: củng cố- dặn dò
-HS đọc phần ghi nhớ.
- CB: Tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương.
BAØI 14:
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Hiểu: Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và ngày mai. Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch.
2. Biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch.
3. Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. II. TAØI LIỆU VAØ PHƯƠNG TIỆN
- Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng. - SGK đạo đức.
- Phiếu giao việc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 3. Kiểm tra bài cũ:
- Em cần làm gì để bảo vệ môi trường? - 1-2 HS đọc phần ghi nhơ.
4. Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Tập làm “Nhà tiên tri” ( Bài tập 2, SGK).
Mục tiêu: HS đạt được mục tiêu 2. Cách tiến hành:
-GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận và tìm cách
giải quyết Từng nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và đưa ra đáp án đúng.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến của em ( Bài tập 3, SGK).
Mục tiêu: HS đạt được mục tiêu 3. Cách tiến hành:
GV cho HS hoạt động nhóm đôi. -HS hoạt động nhóm đôi. - Một số HS trình bày ý kiến của mình.
GV kết luận về đáp án đúng: -Không tán thành: (a), (b). -Tán thành: ( c), (d), (g)
Hoạt động 3: Xử lí tình huống ( Bài tập 4, SGK). Mục tiêu:HS đạt được mục tiêu 2 &3.
Cách tiến hành:
GV chia HS thành các nhóm - Từng nhóm nhận một
nhiệm vụ, thảo luận và tìm cách xử lí.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận ( có thể đóng vai).
GV nhận xét cách xử lí của từng nhóm và đưa ra những cách xử lí có thể như sau:
a) Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác.
b) Đề nghị giảm âm thanh.
c) Tham gia thu nhặt phế liệu và don sạch đường làng.
Hoạt động4: Dự án “ Tình nguyện xanh”
Mục tiêu:HS đạt được mục tiêu 1,2 &3. Cách tiến hành:
GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu tình hình môi trường, những hoạt động bảo vệ môi trường những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết ở: xóm / phố; trường học, lớp học.
-Từng nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.
Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò
GV nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường.
-GV mời 1-2 HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK. - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.