I. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1965 - 1973) 1973)
1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam
- Sau thất bại của “Chiến tranh đặc biệt” từ giữa 1965, Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.
+ Nội dung :là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước Đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
+ Âm mưu : Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để áp đảo quân chủ lực của ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy quân ta trở về phòng ngự , tiến tới kết thúc chiến tranh.
+ Hành động :
· Ồ ạt đưa quân Mĩ và Đồng minh vào miền Nam. Quân số lúc cao nhất (1969) lên gần 1,5 triệu, trong đó quân Mĩ hơn nửa triệu.
· Mở ngay cuộc hành quân “Tìm diệt” vào căn cứ quân ta ở Vạn Tường (Quảng Ngãi).
· Mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân “Tìm diệt” và “Bình định” vào căn cứ kháng chiến.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”* Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) * Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi)
- Tháng 8/1965, quân giải phóng của ta gồm 1 trung đoàn chủ lực cùng với quân du kích và nhân dân địa phương đã đập tan cuộc càn quét của 9.000 lính Mĩ vào Vạn Tường có xe tăng, pháo binh, máy bay yểm trợ.
- Ý nghĩa : Chiến thắng Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, khẳng định quân dân ta có thể đánh bại Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ”, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.
- Nhân dân miền Nam lần lượt đập tan 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 gồm nhiều cuộc hành quân “Tìm diệt” và “Bình định” của Mĩ – ngụy và đẩy địch vào thế phòng ngự.
* Những thắng lợi trên mặt trận chính trị :
- Cùng với phong trào phá ấp chiến lược được đẩy mạnh ở khắp các vùng nông thôn, phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị dâng cao như Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Do đó, vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968)* Hoàn cảnh lịch sử : * Hoàn cảnh lịch sử :
- Xuân 1968, căn cứ vào điều kiện lịch sử thuận lợi : ở Mĩ diễn ra bầu cử Tổng thống nên nảy sinh nhiều mâu thuẫn ; phía ta đã giành được lợi thế sau thắng lợi hai mùa khô.
® Ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, đánh sập ngụy quân ngụy quyền, giành chính quyền về tay nhân dân.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy được mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược bất ngờ của ta vào hầu khắp các đô thị miền Nam vào đêm giao thừa tết Mậu Thân, tức đêm 30 rạng sáng
31/1/1968, tổng cộng đã diễn ra 3 đợt : từ 30/1 đến 25/2 ; 5/5 đến 15/6 ; 17/8 đến 23/9.
- Quân ta đồng loạt đánh vào 37/44 tỉnh ; 4/6 đô thị lớn, đặc biệt là tấn công vào các vị trí đầu não của địch ở Sài Gòn.
- Từ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, Mặt trận đoàn kết dân tộc chống Mĩ cứu nước ngày càng mở rộng.
- Kết quả :
+ Đợt 1 : Ta loại khỏi vòng chiến 14.700 tên địch (43.000 lính Mĩ), phá hủy 1 khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh.
+ Đợt 2 và 3 : Địch tập trung lực lượng lớn để phân công. Ta gặp nhiều khó khăn, tổn thất, mục tiêu đề ra không đạt được đầy đủ.
* Ý nghĩa :
- Dù gặp nhiều tổn thất, song cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 đã mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, đánh bại cơ bản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc chúng phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và phải chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Pari.
Bài 23
KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘIỞ MIỀN BẮC GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM Ở MIỀN BẮC GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM
(1973 – 1975)