Phong trào dân chủ 1936 –

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập lịch sử lớp 12 (Trang 47 - 50)

1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 - 1936

- Tháng 7/1939 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Thương Hải (Trung Quốc) để đề ra chủ trương mới trong giai đoạn 1936 – 1939.

- Nội dung Hội nghị :

+ Xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng lúc này là : Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo …

- Phương pháp đấu tranh : kết hợp các hình thức công khai và bí mật hợp pháp và bất hợp pháp. - Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận Dân chủ).

2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu

a) Đấu tranh đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ : - Bao gồm :

+ Phong trào Đông Dương đại hội (từ giữa 1936)

+ Phong trào đón tiếp phái viên chính phủ Pháp (đầu 1937). + Các cuộc mít tinh biểu tình của các tầng lớp nhân dân.

- Hình thức đấu tranh : hội họp, thảo “dân nguyện”, mít tinh, biểu tình đưa yêu sách, đòi dân sinh dân chủ ; đón tiếp phái viên chính phủ Pháp ® Đấu tranh công khai, hợp pháp.

- Kết quả : Thực dân Pháp tìm mọi cách ngăn chặn, nhưng đã phải giải quyết một số yêu sách của nhân dân.

+ Thức tỉnh quần chúng lao động.

+ Đảng ta tích lũy được một số kinh nghiệm lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp. b) Đấu tranh nghị trường

- Khái niệm : Đưa người của Đảng và mặt trận ra tranh cử vào các cơ quan chính quyền của thực dân.

- Hình thức tổ chức : Đưa người của Đảng ra ứng cử, dùng báo chí tuyên truyền vận động cử tri bỏ phiếu cho những ứng cử viên này.

- Mở rộng lực lượng của mặt trận, vạch trần chính sách phản động của thực dân. c) Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí :

- Ra nhiều tờ báo công khai, tuyên truyền, vận động dân sinh dân chủ. - Xuất bản và cho lưu hành công khai nhiều sách : chính trị - lí luận tác phẩm hiện thực phê phán, thơ ca cách mạng.

- Giác ngộ cho các tầng lớp nhân dân về con đường cách mạng của Đảng.

3. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939

- Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là một phong trào quần chúng rộng lớn có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách của nhân dân.

- Đông đảo quần chúng được giác ngộ tham gia vào Mặt trận, trở thành đội quân chính trị hùng hậu.

- Đảng ta trưởng thành và tích lũy được nhiều kinh nghiệm lãnh đạo ® Là cuộc tập dượt lần hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.

Bài 16

PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA CÁCH MẠNGTHÁNG TÁM NĂM (1939 – 1945). THÁNG TÁM NĂM (1939 – 1945).

NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập lịch sử lớp 12 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w