- Từ đầu những năm 80, đặc biệt là từ sau Chiến tranh lạnh xu thế toàn cầu hóa đã xuất hiện. - Khái niệm : Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. - Biểu hiện :
+ Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế.
+ Sự phát triển to lớn của các chương trình xuyên quốc gia.
+ Sự sáp nhập hợp nhất các công ti thành những tập đoàn khổng lồ.
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mai, tài chính quốc tế và khu vực. - Tích cực :
+ Mang lại sự tăng trưởng kinh tế cao.
+ Đặt ra các yêu cầu phải cải cách sâu rộng để nâng cao cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. - Hạn chế :
+ Khoét sâu thêm sự bất công xã hội và hố ngăn cách giàu nghèo càng lớn. + Làm mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn hơn.
+ Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập chủ quyền quốc gia.
® Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu không thể đảo ngược ; vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, dân tộc.
Phần hai
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 2000Bài 12 Bài 12
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TỪ 1919 ĐẾN 1925I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp* Hoàn cảnh lịch sử * Hoàn cảnh lịch sử
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trật tự Vecxai – Oasinhtơn được thiết lập có lợi cho các nước thắng trận trong đó có Pháp.
- Tuy nhiên, sau chiến tranh ở Pháp bị thiệt hại nặng nề.
- Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, quốc tế cộng sản ra đời có tác động mạnh đến cách mạng Việt Nam.
® Trong bối cảnh đó Pháp tiến hành cuộc khai thác lần hai ở Đông Dương.
- Thời gian : từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. - Mục đích :
+ Bù đắp thiệt hại sau chiến tranh.
+ Khôi phục lại địa vị trong thế giới tư bản.
- Trong cuộc khai thác lần này Pháp tăng cường đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn : vốn đầu tư tăng (1924 – 1929) lên 4 tỉ Phrăng.
- Trong nông nghiệp : thu hút vốn nhiều nhất chủ yếu đầu tư vào đồn điền cao su.
- Trong công nghiệp : coi trọng việc khai thác mỏ (mỏ than), ngoài ra mở mang một số ngành chế biến : muối, xay xát, dệt …
- Thương nghiệp : có bước phát triển mới, nhưng do Pháp nắm độc quyền nhất là ngoại thương. - Giao thông vận tải : được phát triển, đô thị mở rộng, dân cư đông hơn.
- Pháp còn tăng thuế để tăng ngân sách Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương nắm trọn quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi.
* Nhận xét :
- Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng.
- Những chính sách chỉ nhằm khai thác, bóc lột, phục vụ cho lợi ích tư bản Pháp (chính sách thực dân) ® Kìm hãm sự phát triển kinh tế.
2. Chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp.
- Chính trị :
+ Tăng cường chính sách cai trị.
+ Đưa thêm người Việt vào các công sở. - Văn hóa, giáo dục :
+ Hệ thống giáo dục được mở rộng hơn gồm tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học.
Việt đề huề.
+ Văn hóa phương Tây du nhập mạnh vào Việt Nam, phát triển đan xen với văn hóa truyền thống.
3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp ở Việt Nam.* Kinh tế : * Kinh tế :
- Sự đầu tư vốn và các nhân tố kĩ thuật làm kinh tế của Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới.
- Do chính sách kìm hãm của thực dân Pháp mà kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối lạc hậu, nghèo, mang nặng tính lệ thuộc vào kinh tế Pháp, là thị trường độc chiếm của Pháp.
* Xã hội : do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới :
- Giai cấp địa chủ : tiếp tục phân hóa một bộ phận trung, tiểu, địa chủ tham gia phong trào dân tộc, dân chủ.
- Giai cấp nông dân bị đế quốc phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa nên căm thù đế quốc, phong kiến, là lực lượng cách mạng to lớn.
- Tiểu tư sản : số lượng tăng nhanh, có tinh thần chống đế quốc và tay sai, là đội ngũ trí thức nhạy bén với thời cuộc, hăng hái đấu tranh.
- Tư sản dân tộc là giai cấp có khuynh hướng dân tộc dân chủ.
- Công nhân ngày càng phát triển (đến 1929 có 22 vạn người). Ngoài đặc điểm chung của công nhân thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng : chịu 3 tầng áp bức (đế quốc,
phong kiến, tư sản bản xứ), có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản.
® Vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng theo khuynh hướng tiến bộ của thời đại.