Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9/1939 đến tháng 3/

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập lịch sử lớp 12 (Trang 51 - 56)

1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 11/1939

- Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập. - Nội dung Hội nghị :

+ Xác định nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

+ Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ, tay sai, chống tô cao, lãi nặng.

+ Chuyển từ đấu tranh hợp pháp nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp. + Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

- Ý nghĩa : Đây là Hội nghị đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng về chỉ đạo chiến lược, thể hiện sự nhạy bén về chính trị + năng lực sáng tạo của Đảng.

2. Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới

a) Khởi nghĩa Bắc Sơn - Nguyên nhân :

+ Ngày 22 – 9/1940, Nhật nhảy vào Lạng Sơn, thực dân Pháp thua rút chạy qua châu Bắc Sơn. + Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.

- Diễn biến :

+ Ngày 27/9/1940, nhân dân nổi dậy chặn đánh thực dân Pháp, chiếm đồn Mỏ Nhai, lập chính quyền cách mạng, đội du kích Bắc Sơn thành lập.

+ Nhật – Pháp cấu kết với nhau, Pháp quay lại Lạng Sơn đàn áp khởi nghĩa. - Kết quả : khởi nghĩa thất bại nhưng có ý nghĩa quan trọng.

+ Mở đầu thời kì đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc. + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm.

b) Khởi nghĩa Nam Kì - Nguyên nhân :

+ Binh lính và thanh niên Nam Kì bị thực dân Pháp đưa đi làm bia đỡ đạn, chống lại quân Xiêm – Thái Lan Không khí đấu tranh phản đối việc đưa lính ra trận sôi sục ở Nam Kì.

+ Xứ ủy Nam Kì chuẩn bị phát động khởi nghĩa, - Diễn biến :

+ Bùng nổ ngày 23/11/1940, lan rộng từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ. - Kết quả - ý nghĩa :

+ Do kế hoạch bị bại lộ, thực dân Pháp kịp thời đối phó nên khởi nghĩa thất bại. + Thể hiện tinh thần yêu nước, sẵn sàng đấu tranh của nhân dân Nam Bộ.

c) Binh biến Đô Lương

- Nguyên nhân : do binh lính bất bình nổi dậy.

- Diễn biến : 13/1/1941 binh lính chợ Rạng nổi dậy chiếm đồn Đô lương vạch kế hoạch đánh thành Vinh nhưng thất bại.

- Ý nghĩa : Thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức giác ngộ của binh lính.

* Nguyên nhân thất bại :

- Điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi, thời cơ mới chỉ xuất hiện ở một số địa phương, chưa xuất hiện thời cơ trong cả nước.

- Thực dân Pháp còn mạnh.

* Ý nghĩa lịch sử :

- Nêu cao tinh thần yêu nước, bất khuất của nhân dân ta.

- Báo hiệu một thời kì đấu tranh mới quyết liệt với kẻ thù – đấu tranh vũ trang.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý về : thời cơ cách mạng, khởi nghĩa vũ trang, chuẩn bị lực lượng cách mạng …

3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng – Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941)

- Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc đã về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Từ ngày 10 đến 19/5/1941 Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pắc Bó – Hà Quảng – Cao Bằng.

- Nội dung của Hội nghị :

+ Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc. + Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu “giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công …”

+ Chủ trương mỗi nước Đông Dương thành lập một mặt trận riêng. Ở Việt Nam thành lập mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh – Việt Minh.

+ Xác định hình thức của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.

+ Coi chuẩn bị lực lượng là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân. - Ý nghĩa :

+ Hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng.

+ Có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.

4. Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền

a) Xây dựng lực lượng chính trị

- Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (Việt Minh) được thành lập tại Cao Bằng. Các đoàn thể của Mặt trận đều mang tên “Cứu quốc”.

- Cao Bằng : là nơi thí điểm xây dựng các đoàn thể “cứu quốc”. Năm 1942 các châu ở Cao Bằng đều có Hội cứu quốc, trong đó có 3 châu hoàn toàn.

- Từ Cao Bằng lan sang các tỉnh lân cận ® Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng thành lập.

- Đầu 1942, tại Hội nghị Võng La (Đông Anh – Phúc Yên), Đảng ta chủ trương mở rộng Mặt trận, các Hội cứu quốc thành lập ở nhiều thành phố, thị xã ® Hội văn hóa cứu quốc được thành lập và Đảng Dân chủ Việt Nam gia nhập Việt Minh) ® Lực lượng cách mạng được mở rộng. - Đảng còn chú trọng vận động ngoại kiều và binh lính người Việt tham gia cách mạng.

b) Xây dựng lực lượng vũ trang

- Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn hoat động chủ yếu ở Bắc Sơn – Võ Nhai.

- Ngày 14/2/1941, các đội du kích Bắc Sơn thống nhất thành Cứu quốc quân I, hoạt động chủ yếu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn,

- Ngày 15/9/1941 thành lập trung đội Cứu quốc quân II.

huấn luyện quân sự.

- Sau Hội nghị Võng La (2/1943) công tác chuẩn bị lực lượng càng gấp rút. Ở căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai Cứu, quốc quân hoạt động mạnh. Ngày 25/2/1944, Trung đội cứu quốc quân III ra đời. - Ở Cao Bằng thành lập 19 ban Nam tiến.

- Ngày 7/5/1944, Việt Minh ra chỉ thị sắm vũ khí đuổi thù chung.

- Ngày 25/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập. c) Xây dựng căn cứ địa

Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai được xây dựng. - Năm 1941 Nguyễn Ái Quốc xây dựng căn cứ địa Cao Bằng.

- Từ 1943 : Căn cứ địa mở rộng nối liền Bắc Sơn, Võ Nhai với Cao Bằng … tạo điều kiện cho Khu giải phóng Việt Bắc ra đời.

Bài 18

NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾn

TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950)

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập lịch sử lớp 12 (Trang 51 - 56)