Đối với tỉnh Quảng Ninh:

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN TỘC (Trang 30 - 32)

1- Đề nghị Tỉnh chỉ đạo việc nghiên cứu ban hành chính sách đặc thù riêng của Tỉnh cho các xã vùng dân tộc, miền núi (tập trung cho các xã vùng khó khăn) như:

(1) Ban hành chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào vùng dân tộc, miền núi tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020; cơ chế, chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào vùng dân tộc, miền núi.

71 Ngày 17/5/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 17/5/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch Bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt Trung, Quyết định này chỉ thực hiện trong giai đoạn 2012 -2017 và chỉ tập trung vào công tác di dân, ổn định dân cư, chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ để các hộ định cư, sinh sống lâu dài ở khu vực biên giới.

(2) Ban hành chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã vùng khó khăn (gồm 47 xã) sau khi Chương trình 135 kết thúc năm 2015 bằng nguồn ngân sách tỉnh.

(3) Ban hành chính sách tín dụng cho các xã vùng khó khăn (4) Ban hành chính sách khuyến khích các hộ nghèo thoát nghèo.

(5) Nghiên cứu thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển kinh tế -xã hội vùng dân tộc, miền núi

(6) Nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ các xã vùng khó khăn (gồm 47 xã) (7) Xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

(8) Phê duyệt Đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

(9) Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020

2- Có cơ chế ưu tiên cụ thể trong tuyển dụng con em DTTS đi học cử tuyển về địa phương; quan tâm đầu tư hệ thống trường phổ thông DTNT và mô hình trường bán trú tại các xã vùng dân tộc, miền núi

KẾT LUẬN

Công tác dân tộc và thực hiện các chính sách dân tộc là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Do đó, cần sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị các cấp chăm lo cho vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo; đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mức sống, thu nhập và mức hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào vùng dân tộc, miền núi. Tăng cường đầu tư, hỗ trợ từ nguồn ngân sách của Trung ương, của tỉnh và các địa phương, cùng với đó phải có sự thay đổi căn bản tư tưởng trông chờ ỷ lại, ý chí vươn lên thoát nghèo của một bộ phận đồng bào vùng dân tộc, miền núi

Đề án " Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh Quảng Ninh" được triển khai sẽ góp phần giúp các cơ quan chức năng trong hệ thống chính trị của tỉnh tham mưu để cấp ủy Đảng đề ra chủ trương, ban hành các Nghị quyết về công tác dân tộc phù hợp thực tiễn. Đồng thời giúp các cấp chính quyền triển khai, tổ chức thực hiện tốt chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh; huy động sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các cơ quan, ban ngành.

Các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án được triển khai đồng bộ và hiệu quả sẽ tạo cho vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo của tỉnh phát triển, giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng miền trong tỉnh, công tác quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc, sẽ không còn xã đặc biệt khó khăn, các xã khó khăn có thêm cơ hội từng bước phát triển vững chắc ra khỏi xã khó khăn.

Đề án đề xuất một số cơ chế, chính sách dân tộc đặc thù đối với vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo của tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó có các đề xuất, kiến nghị với Đảng và Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay./.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC DÂN TỘC (Trang 30 - 32)

w