Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu cuộc vận động chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện chiêm hóa từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 82 - 101)

Chiêm Hóa là một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Tuyên Quang. Địa bàn rộng, dân cư sống không tập trung, hệ thống giao thông đi lại khó khăn, đời sống kinh tế của người dân chưa cao. Phần lớn bà con các dân tộc ít người, chưa nói thạo tiếng phổ thông... Đó chính là những khó khăn, trở ngại lớn đối với công tác PCGDTH - CMC cũng như PCGDTH đúng độ tuổi.

Nhưng do nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao dân trí đối với công cuộc phát triển kinh tế, nên nhân dân Chiêm Hóa dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, các cấp, các ngành đã tích cực thực hiện chương trình PCGDTH - CMC, hoàn thành vào tháng 12 năm 1995, tiếp tục phấn đấu hoàn thành chương trình PCGDTH đúng độ tuổi vào tháng 12 năm 2003. Từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đó đến nay, nhân dân các dân tộc Chiêm Hóa tiếp tục phấn đấu duy trì kết quả PCGDTH đúng độ tuổi.

Qua những thành quả trên, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

1. Trước hết, phải quán triệt chủ trương của Đảng, chính quyền các cấp về nhiệm vụ PCGD nói chung và CMC nói riêng đến từng xã, từng thôn, bản, từng cán bộ, đảng viên và cho từng người dân, coi đó là nhiệm vụ chính trị của toàn dân. Từ huyện xuống xã đưa nội dung PCGD TH - CMC vào chương trình họp của cơ quan (quân, dân, chính, đảng) hằng tháng, hằng quý. Vì vậy, từ các cấp ủy đảng, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Hội đồng giáo dục, Ban chỉ đạo PCGDTH - CMC, trưởng các thôn bản đều phải nắm chắc các chủ trương, đồng thời phải nắm rõ nhiệm vụ của mình phải làm gì để tham gia vào công tác này.

Ví dụ: Ban chỉ đạo PCGD xã Xuân Quang đã giao nhiệm vụ cho Đoàn Thanh niên tổ chức tuyên truyền, vận động, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ - TDTT cho đoàn viên thanh niên. Nhà trường (Trường Tiểu học Xuân Quang chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình giảng dạy), Ban xây dựng của xã chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở vật chất... Nhờ có sự chỉ đạo, phối kết hợp sát sao đó nên Trường Tiểu học Xuân Quang được công nhận PCGDTH - CMC năm 1995, PCGDTH đúng độ tuổi năm 2003. Đạt trường chuẩn quốc gia 2005.

Thực tế đã chứng minh ở địa phương nào cấp ủy, chính quyền quan tâm và có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục thì địa phương đó sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh. Ta có thể biểu thị Hệ thống chỉ đạo PCGDTH (sơ đồ số 2)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ban chỉ đạo PCGD cấp huyện Chỉ đạo Phối hợp thực hiện Ban chỉ đạo PCGD cấp xã Chỉ đạo Phối hợp thực hiện Ban chỉ đạo PCGD cấp trường - Trưởng ban: Phó Chủ tịch UBND huyện . - Phó ban: Trưởng phòng Giáo dục huyện.

- Ủy viên: Trưởng các ban ngành đoàn thể của huyện (Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ...)

- Trưởng ban: Chủ tịch UBND xã .

- Phó ban: Hiệu trưởng các trường tiểu học

- Ủy viên: các trưởng thôn, bí thư đoãn xã, cán bộ y tế

xã, Hiệu trưởng trường mẫu giáo, Chi hội trưởng

phụ nữ xã..

- Trưởng ban: Hiệu trưởng

- Phó ban: Hiệu phó - Ủy viên: Công đoàn, Tổng phụ trách đội, Giáo viên chủ nhiệm, đại diện cha mẹ phụ huynh học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trọng. Thực hiện tốt cuộc vận động xã hội hóa giáo dục sẽ huy động được tối đa sức mạnh của tất cả các lực lượng xã hội mà nòng cốt là Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy công tác PCGD - CMC,

PCGDTH ở cấp tiểu học trong toàn huyện với phương châm “huy động nguồn

lực tại chỗ và từ bên trên”. Ưu tiên dành nguồn lực từ ngân sách cho đầu tư xây dựng trường, lớp, phòng học, phòng chức năng, mua trang thiết bị đồ dùng dạy và học, tài liệu sách giáo khoa cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn. Xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm đóng góp tài, vật lực theo chủ trương “Trường học của dân, do dân, vì dân”, để bổ sung cơ sở vật chất cho trường học, vừa đảm bảo việc phân cấp quản lý cho địa phương, đồng thời tăng tính chủ động và trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền cấp xã.

Ngày 5 tháng 9 hằng năm là ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường”, lực lượng Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ các xã vận động các gia đình đưa trẻ đến trường, đã thực sự trở thành ngày hội giáo dục.

3. PCGD - CMC phải được tiến hành rộng khắp, liên tục, trên phạm vi toàn huyện. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện cuộc vận động PCGD - CMC, cần phải xác định những khu vực trọng điểm và những vấn đề bức xúc cần phải giải quyết. Đặc biệt cần chú trọng đến các xã vùng cao, có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, tạo điều kiện cho trẻ được đến trường; cần phát triển các mạng lưới trường, lớp học xuống tận thôn bản, nhất là các thôn bản xa trung tâm xã, những bản lẻ. Tổ chức các lớp đầu cấp (lớp 1, 2,3) và các lớp xóa mù chữ cho đối tượng từ 15 - 35 tuổi. Có thể tổ chức các lớp ghép nếu ít học sinh, nội dung dạy các lớp XMC linh hoạt theo phân phối chương trình 100 tuần, 120 tuần, 165 tuần - chương trình thay sách là 175 tuần đối với học sinh tiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

học hệ phổ thông nhằm phù hợp với thực tế khu vực thôn bản cũng như trình độ nhận thức của người học.

Huyện Chiêm Hóa có nhiều xã thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, có xã thuộc khu vực 135, nên ngành Giáo dục và các đoàn thể cần có sự quan tâm hơn nữa, hỗ trợ kinh phí xây dựng trường, lớp, kinh phí mua sách vở, đồ dùng dạy và học cho giáo viên và học sinh.

Tuyên truyền vận động học sinh đến tuổi phải đi học, bỏ học thì phải trở lại trường học phổ thông, hoặc bổ túc. Trên cơ sở đó mới có thể rút ngắn khoảng cách giữa giáo dục thành thị và giáo dục nông thôn, giữa vùng thấp với vùng cao, giữa giáo dục Chiêm Hóa với các huyện khác trong tỉnh, góp phần cho giáo dục Tuyên Quang phát triển.

4. Ngành Giáo dục phải làm tốt công tác tham mưu, đồng thời tổ chức thực hiện kịp thời sáng tạo các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về

giáo dục. Năm 1991, khi Nhà nước ban hành Luật PCGDTH, ngành Giáo dục

xác định phải thực hiện đúng theo quy định của luật: Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với trẻ em từ 6 đến 14 tuổi, không để tình trạng trẻ em trong độ tuổi bị thất học.

Điều 13 Luật Giáo dục sửa đổi cũng quy định: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư đặc thù.

Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.

Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục” [71]. Vì vậy, các cấp, các ngành phải nhận rõ trách nhiệm của mình về công tác PCGD - CMC. Đặc biệt là trách nhiệm của cha mẹ phải đảm bảo cho con cái có quyền được học tập. Hằng năm cần có nguồn đầu tư ngân sách phù hợp của Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục nói chung và công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tác PCGDTH - CMC nói riêng, nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra.

5. Luôn gắn kết chương trình PCGD -CMC với các chương trình kinh tế - xã hội là việc làm thường xuyên. Giáo viên XMC cần lồng ghép việc dạy chữ với việc tuyên truyền vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và bảo vệ bà mẹ trẻ em, xây dựng gia đình văn hóa, truyền đạt kinh nghiệm sản xuất...làm cho học viên thấy được lợi ích thiết thực của việc học tập, tăng tính hấp dẫn của lớp học.

6. Cần có chế độ chính sách ưu đãi đối với đội ngũ giáo viên cũng như quy định về chế độ nghĩa vụ đối với giáo viên cắm bản, giáo viên vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt đối với nữ giáo viên, tránh tình trạng có những giáo viên công tác quá lâu ở vùng sâu, vùng xa có ít cơ hội xây dựng cuộc sống hạnh phúc của riêng mình.

Cần quan tâm hơn nữa tới việc bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Từng bước tiến tới chuẩn hóa đội ngũ giáo viên trước mắt cũng như lâu dài, xóa bỏ hiện tượng để giáo viên dưới chuẩn vẫn đứng lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

7. Trong công tác chỉ đạo PCGDTH - CMC, phải tiến hành điều tra lượng người mù chữ và trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo trên địa bàn, từ đó xây dựng kế hoạch PCGD - CMC cho từng đơn vị xã, thị trấn một cách khoa học với phương châm: dễ thì hoàn thành trước, khó hoàn thành sau.

8. Tăng cường công tác tập huấn, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực “Lấy học sinh làm trung tâm”, sử dụng một cách tối đa, có hiệu quả thiết bị dạy học; đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, mạng Internet giúp giáo viên tham khảo tài liệu phong phú, đa dạng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

1. Cuộc vận động CMC – PCGDTH là một yêu cầu cấp bách của nhân dân các dân tộc Chiêm Hoá.

Giáo dục được nhìn nhận không phải là yếu tố phi sản xuất mà là yếu tố liên thông, yếu tố cấu thành của nền sản xuất xã hội. Không thể phát triển lực lượng sản xuất nếu như chúng ta không đầu tư thỏa đáng cho nhân tố con người, nhân tố hàng đầu của sản xuất. Không thể xây dựng quan hệ sản xuất XHCN, nếu như không ngừng nâng cao trình độ học vấn, trình độ quản lý và tổ chức cho cán bộ quản lý và nhân dân.

Không biết chữ, mọi việc đều làm theo kinh nghiệm, nhiều người làm sai mà không biết mình vi phạm pháp luật, do không nắm được những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện Chiêm Hoá gặp nhiều khó khăn, không thấy được hệ quả của việc sinh đông con thì phải chăm sóc cho con cái ăn, ở, học tập. Họ không biết cách phòng tránh bệnh tật do thiếu hiểu biết, cuối cùng lại rơi vào tình trạng đói nghèo.

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, vì giáo dục có tác dụng quan trọng trong việc truyền bá tư tưởng chính trị XHCN, xây dựng ý thức pháp quyền và ý thức đạo đức, xây dựng nền văn hóa dân tộc góp phần cơ bản vào việc hình thành lối sống mới, nhân cách mới của toàn xã hội.

Trên thực tế, người nghèo đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa của huyện Chiêm Hóa đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Cho nên điều kiện để tiếp cận với giáo dục còn nhiều hạn chế, nên việc thực hiện công bằng trong giáo dục vẫn là vấn đề then chốt đòi hỏi các cấp các ngành của huyện Chiêm Hóa cần phải phấn đấu hơn nữa. Bởi vậy, PCGDTH nói chung là một đòi hỏi cấp cấp thiết với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhằm củng cố quốc phòng, an ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thực hiện công bằng xã hội về giáo dục là tạo điều kiện cho mọi người đều được học tập, không vì hoàn cảnh khó khăn mà bị thất học, mù chữ. Đây cũng là mong muốn của Đảng và Nhà nước về công bằng xã hội về giáo dục.

Theo số liệu điều tra năm 1991 của Phòng Giáo dục - đào tạo Chiêm Hóa, cả huyện có hơn 22.000 cháu từ 6 - 14 tuổi và hơn 40.000 người trong độ tuổi từ 15 - 35 đang còn mù chữ cần phải vận động phổ cập cập. Đứng trước thực trạng giáo dục của địa phương như vậy, công tác PCGDTH - CMC được xác định là nhiệm vụ cấp bách của nhân dân các dân tộc Chiêm Hóa: Phải nâng cao dân trí, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng hiện đại, thực hiện điều mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. [75].

2. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc vận động CMC – PCGDTH, các cấp uỷ Đảng và chính quyền huyện Chiêm Hoá đã biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

Giáo dục - Đào tạo là sự nghiệp của toàn dân vì vậy huyện Chiêm Hóa luôn xác định vai trò quan trọng của CMC - PCGDTH, làm cho mọi người thấy rõ được tầm quan trọng của giáo dục trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Các cấp, các ngành phải có trách nhiệm chăm lo phát triển giáo dục. Đặc biệt Đảng và chính quyền các cấp, các ngành và nhân dân các dâ tộc Chiêm Hóa luôn quan tâm tới giáo dục vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa thực hiện mục tiêu công bằng xã hội mà trước hết là quyền lợi được học hành.

Xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, không còn người nào bị thất học, mù chữ. Tất cả các cấp, các ngành phải có trách nhiệm chăm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để phát triển giáo dục của địa phương.

Nhận thức rõ về vai trò của công tác PCGDTH – CMC trong sự nghiệp phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương. Ngày 15 tháng 7 năm 1991, Huyện uỷ Chiêm Hoá ra Chỉ thị số 11 “Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục”, yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế xã hội, trong đó ngành Giáo dục là lực lượng nòng cốt tập trung chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ PCGDTH – CMC. Chỉ thị nêu rõ: “Các xã phải đưa các đoàn thể vào việc vận động, tổ chức bằng được nhiệm vụ PCGDTH – CMC, xây dựng cơ sở vật chất trường hoc... Nếu địa phương nào không có trường, không có lớp không vận động được người trong độ tuổi ra học thì trách nhiệm chính thuộc về cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đó. Nếu có trường, có lớp, có người đi học mà không đạt chỉ tiêu PCGDTH – CMC thì trách nhiệm thuộc về ngành Giáo dục nơi đó ”.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và Chỉ thị số 02/CT- HU (ngày 8/12/2001) của Ban Thường vụ Huyện uỷ Chiêm Hoá “Về việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục các bậc học”, các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội địa phương đã cố gắng đưa ra nhiều giải pháp hữu hiệu, tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo, tiến hành vận động, tuyên truyền rộng khắp trên phạm vi toàn huyện. Thông qua đó, nhân dân các dân tộc trong huyện, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa thấy được sự cần thiết phải cho con em đến trường học; bản thân họ thấy chưa biết chữ thì phải

Một phần của tài liệu cuộc vận động chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện chiêm hóa từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 82 - 101)