Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự vận dụng của địa phương về

Một phần của tài liệu cuộc vận động chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện chiêm hóa từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 39 - 44)

phương về công cuộc xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học

Trước khi trình bày chủ trương, chính sách của Nhà nước và sự vận dụng của địa phương về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, chúng tôi muốn làm rõ khái niệm giáo dục phổ cập tiểu học

Theo Hà Thế Ngữ: Phổ cập giáo dục là làm “lan ra”, “rộng thêm” trên một địa bàn nào đó với một lứa tuổi nào đó, một trình độ văn hóa nhất định.

Phổ cập giáo dục là việc tổ chức việc dạy, việc học nhằm làm cho toàn thể thành viên trong xã hội đến một độ tuổi (thường là độ tuổi bắt đầu tham gia lao động), đều có trình độ đào tạo nhất định đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đất nước [66]

Phổ cập giáo dục có 3 loại:

-Phổ cập một bậc học (bậc tiểu học, THCS, THPT). -Phổ cập một ngành học (Tin học, ngoại ngữ, kế toán...) -Phổ cập một chuyên đề mang tính xã hội.

Như vậy, ta có thể hiểu phổ cập giáo dục là sự quan tâm đến số lượng người đi học, chất lượng được phổ cập. Hai mối quan hệ đó gắn bó, đan xen, tác động với nhau để tạo thành chuẩn mực của phổ cập giáo dục.

Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (1990) ghi rõ “trẻ em có quyền được học hành và tiếp thu nền giáo dục tiến bộ”, “trẻ em là niềm hi vọng tương lai của một dân tộc”.

Ở Việt Nam, giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục nói riêng là một chính sách lớn của Quốc gia, để phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Bởi vậy, công tác xóa mù chữ, tiến tới phổ cập giáo dục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiểu học được xác định là nhiệm vụ trọng tâm mang tính chiến lược. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến việc nâng cao dân trí, phấn đấu thực hiện mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

Ngày 27 tháng 9 năm 1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), đã ký Quyết định số 173/HĐBT thành lập Ủy ban Quốc gia chống nạn mù chữ, với nhiệm vụ chủ đạo năm quốc tế chống nạn mù chữ 1990 và thập kỷ chống nạn mù chữ 1990 – 2000, nghiên cứu đề xuất với Chính phủ về chủ trương, chính sách đối với việc chống nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.

Theo Nghị định 75/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục định nghĩa trong điều 2 về Phổ cập giáo dục như sau: “Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức để mọi công dân đều được học tập và đạt tới một trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của Nhà nước. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập.”

Trong những năm cuối của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng về giáo dục và đào tạo. Những văn bản này không những xác định chính sách mang tính chiến lược phát triển giáo dục, nhằm phục vụ sự phát triển của đất nước, mà còn có những văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý và điều chỉnh mọi hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội.

Ngày 02 tháng 01 năm 1990 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Chỉ thị số 01/HĐBT về công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Cũng năm đó Nhà nước đã ký tuyên bố chung của toàn thế giới về giáo dục cho mọi người.

Tháng 8 năm 1991, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội (Khoá VIII) đã thông qua

Luật Phổ cập giáo dục tiểu học. Đây là bộ luật đầu tiên của nước Việt Nam về giáo dục, đặc biệt dành cho giáo dục tiểu học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Điều 1 của Luật đã quy định: “Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp5 đối với tất cả mọi trẻ em”.

Điều 5 cũng ghi: “Nhà nước dành ngân sách thích đáng để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học. Nhà nước có chính sách động viên các nguồn tài chính khác trong xã hội, lập Quỹ giáo dục quốc gia, nhằm hỗ trợ kinh phí cho sự nghiệp phổ cập giáo dục tiểu học.”

Đối với đồng bào dân tộc vùng khó khăn, Luật cũng có những quy định trong Điều 6: “Nhà nước bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học ở vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng hải đảo và vùng có khó khăn; bảo đảm từ ban đầu các điều kiện cần thiết để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học khi xây dựng khu dân cư mới” “ [72].

Đại hội lần thứ VII và lần thứ VIII của Đảng cũng khẳng định: “Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học là mục tiêu quốc gia phải hoàn thành vào năm 2000”.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992) cũng quy định ở Chương III, Điều 35 “...Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giầu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...”

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề giáo dục cho mọi người và đào tạo nguồn nhân lực có tri thức đang được cả nước và các tổ chức quốc tế quan tâm và đưa ra những phương hướng, biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển giáo dục theo kịp với thời đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang là huyện miền núi đang đứng trước một thực tế với nhiều khó khăn thử thách về kinh tế, xã hội. Địa bàn huyện rộng, có 7 xã vùng sâu, vùng xa, 11 xã vùng cao. Dân tộc ít người chiếm đa số, có nhiều hủ tục, trong đó tục du canh du cư của người Mông cũng là một khó khăn không nhỏ. Phong trào bỏ học đi đào đãi vàng diễn ra khắp huyện... Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách lúc này phải nâng cao dân trí cho nhân dân, từ đó mới xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng hiện đại. Nhiệm vụ đó chỉ đạt được chỉ khi phát huy được yếu tố con người, sự phát triển nguồn nhân lực là hướng trọng tâm của chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phát huy yếu tố con người là phát huy nguồn nhân lực, một yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững nguồn nội lực mà trung tâm là con người đã được đào tạo.

Chính vì vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) đã nêu: “Con người Việt Nam vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội”, Hiến pháp năm 1992 cũng đề ra: giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, con đường cơ bản và bền vững để tạo ra con người như thế là giáo dục và đào tạo. Tất cả những điều đó đủ nói lên rằng, chiến lược giáo dục và đào tạo được xây dựng trên một nguyên tắc mới có tính bao trùm là: Mọi người phải được đi học, học thường xuyên, học suốt đời hay còn gọi là nguyên tắc “Học tập suốt đời”.

Hội nghị lần thứ 4 (tháng 12 năm 1992) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) và Hội nghị lần thứ 2 (tháng 12 năm 1996) của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) một lần nữa khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục – đào tạo là đầu tư cho phát triển”. Chỉ thị số 27/CT ngày 27 tháng 8 năm 1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ từ năm 1990 – 1995, cũng nêu rõ mục tiêu và đề ra giải pháp cụ thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

để chấn hưng nền giáo dục nước nhà và giao cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đó. Bởi phát triển giáo dục, khoa học là khâu mở đầu của cả thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó cũng là con đường duy nhất để nhân dân ta tiến tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc giữ gìn được nền độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Trong những năm 1991 - 1995, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Chiêm Hóa đã nghiên cứu cụ thể, chi tiết nhằm thực hiện triệt để Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII. Sự nghiệp xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học toàn huyện từng bước được củng cố và đi dần vào nền nếp, góp phần ổn định tình hình chính trị - kinh tế, xã hội của huyện.

Để hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 1995 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tuyên Quang lần thứ XI, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII). Huyện ủy Chiêm Hóa đã ra Chỉ thị số 11 ngày 15 tháng 7 năm 1991 về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với sự nghiệp giáo dục. Chỉ thị nêu rõ: “Các xã phải đưa các đoàn thể vào việc vận động, tổ chức bằng được nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, xây dựng cơ sở vật chất trường học, chống học 3 ca, hạn chế học 2 ca”. Chỉ thị còn yêu cầu kiện toàn đội ngũ quản lý trường học, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.

Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Chiêm Hóa khóa XVI ngày 20 tháng 2 năm 1992 nêu rõ việc chỉ đạo thống nhất về việc đào tạo giáo viên theo địa chỉ, thực hiện chính sách thu hút giáo viên vùng cao, vùng sâu. Từ năm 1993 đến năm 1995, Huyện ủy Chiêm Hóa tiếp tục ra nhiều nghị quyết, nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm phải hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ trong năm 1995 theo chủ trương chung của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để hiện thực hóa những nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, huyện Chiêm Hóa chủ trương “Đẩy mạnh chương trình phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ cho số người trong độ tuổi. Tập trung xóa mù chữ cho cán bộ thôn bản, thanh niên và các đối tượng khác ở vùng sâu, vùng xa. Huy động việc đóng góp của nhân dân trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho dạy và học, có kế hoạch và phương án cụ thể, từng bước tách cấp I ra khỏi cấp II ở những nơi có điều kiện. Coi trọng giáo dục toàn diện cho học sinh, có kế hoạch nâng cấp các trường tiểu học, phát triển các lớp dân tộc nội trú huyện và mở thí điểm lớp bán trú ở cơ sở. Tiếp tục đào tạo giáo viên cấp tốc theo địa chỉ sử dụng cho các lớp ở thôn bản, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên. Từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, tuyển dụng giáo viên vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn vào biên chế Nhà nước, chú ý đào tạo và phát triển tài năng trẻ...” [28].

Hệ thống văn bản luật, dưới luật và hướng dẫn thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nghị quyết của Tỉnh, Huyện ủy....đã có tác động tích cực và trực tiếp đến sự phát triển giáo dục của huyện Chiêm Hóa, đặc biệt là việc xác định nhiệm vụ trọng tâm phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ từ 1991 đến 1995. Những văn bản trên là cơ sở pháp lý quan trọng, để các ngành, các cấp có sự thống nhất đồng bộ trong công tác phối hợp chỉ đạo thực hiện chương trình vận động toàn dân tham gia chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ.

Một phần của tài liệu cuộc vận động chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện chiêm hóa từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 39 - 44)