Tiếp tục thực hiện chương trình chống mù chữ phổ cập giáo dục tiểu học đúng

Một phần của tài liệu cuộc vận động chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện chiêm hóa từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 53 - 68)

Vào nửa sau những năm 90 của thế kỉ XX, và nửa đầu thập kỷ 10 của thế kỷ XXI, nước ta đã trải qua gần 20 năm đổi mới và giành được những thắng lợi bước đầu rất quan trọng về kinh tế, xã hội. Những thành tựu của công cuộc đổi mới đã và đang tạo ra thế và lực mới để chúng ta bước vào một thời kì mới. Nhiều tiền đề cần thiết cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã chín muồi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Tình hình trên đặt ra cho ngành Giáo dục nhiệm vụ hết sức nặng nề, làm thế nào đưa nền giáo dục nước ta tiến kịp các nước phát triển, tạo nền tảng đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phục vụ đời sống.

Ngay sau khi huyện Chiêm Hóa được UBND tỉnh Tuyên Quang công nhận đạt PCGDTH - CMC (20/12/1995), Ban chỉ đạo PCGDTH tỉnh Tuyên Quang đã giao nhiệm vụ cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Chiêm Hóa có trách nhiệm duy trì và phát huy kết quả PCGDTH đúng độ tuổi, cụ thể là:.

- Phải cố gắng củng cố, giữ vững, phát triển bậc tiểu học cả về số lượng và chất lượng, quan tâm thu hút học sinh tốt nghiệp tiểu học vào trung học cơ sở, từng bước chuẩn bị tiến tới phổ cập trung học cơ sở.

- Tiếp tục tổ chức các lớp xóa mù cho những người mù chữ còn lại trong độ tuổi và phải tổ chức ngay các lớp sau xóa mù lên học tiếp bổ túc tiểu học (lớp 4 và lớp 5).

- Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giáo dục thế hệ trẻ, đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa giáo dục..

- Ban chỉ đạo PCGD - CMC cần duy trì nền nếp sinh hoạt, tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền huyện. Phải có sơ kết, tổng kết hằng quý, hằng năm, đánh giá hiệu quả của phong trào PCGDTH - CMC, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục theo nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy đề ra.

- Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất trường học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Cần quan tâm hơn nữa việc bồi dưỡng giáo viên, động viên anh chị em hoàn thành nhiệm vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để hoàn thành mục tiêu PCGDTH đúng độ tuổi vào năm 2003 theo chủ trương của tỉnh là một vấn đề khó khăn của huyện Chiêm Hóa, bởi địa bàn huyện rất rộng, có 7 xã vùng sâu, vùng xa, 11 xã vùng cao, có nhiều thôn bản xa xôi hẻo lánh đi lại rất khó khó khăn, cách xa trung tâm xã trên 10 km, đường dân sinh chủ yếu là đèo dốc đá: Thẩm Hon (xã Hồng Quang), Thôn Tầng, Biến (xã Phúc Sơn), Khuổi Phang, Khuổi Đinh (xã Trung Hà), Lung Moong (xã Linh Phú), Lung Muông (xã Bình An).

Hơn nữa, Chiêm Hóa là huyện có số lượng dân tộc it người chiếm đa số: Nùng, Dao, Mông, Pà Thẻn, Thủy...nhiều em học sinh đến tuổi phổ cập vẫn chưa đến lớp hoặc nói tiếng phổ thông chưa tốt.

Đội ngũ giáo viên đã được bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng nhưng vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn; vấn đề điều chuyển giáo viên đến những thôn bản cách xa trung tâm xã vẫn còn khó khăn. Đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 từ trước 1990 chủ yếu là giáo viên dân lập chiếm tới 3/5, chế độ đãi ngộ của địa phương đối với lực lượng này thấp, 30kg thóc/tháng, cho nên họ chưa yên tâm công tác.

Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện đổi mới, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Chiêm Hóa tiếp tục phát huy truyền thống cần cù trong lao động, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao. Nhờ vậy, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, số hộ gia đình khá, giàu ngày càng tăng, số hộ nghèo ngày càng giảm. Nhờ có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của nhân dân, cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, đường giao thông, điện lưới, trường học, trạm xá được xây dựng. Bộ mặt kinh tế, xã hội của huyện có nhiều thay đổi rõ rệt.

Mặc dù các điều kiện về địa bàn, dân cư, xã hội, kinh tế còn nhiều khó khăn, song giáo dục tiểu học Chiêm Hóa luôn phát triển ổn định vững chắc. Về cơ sở vật chất, số trường được thành lập mới, giáo viên được nâng cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trình độ....cũng là những yếu tố quan trọng đảm bảo duy trì bền vững kết quả PCGDTH - CMC.

Năm học 1996 - 1997 toàn huyện có 29 trường tiểu học với 730 lớp/ 16.958 học sinh.

Năm học 2002 - 2003 tăng lên 37 trường tiểu học với 971 lớp/24.640 học sinh.

Tỉ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ngày càng tăng, tỉ lệ huy động trẻ vào lớp 1 và số học sinh tốt nghiệp tiểu học hằng năm đạt 100%. Đây chính là những thuận lợi cơ bản cho huyện Chiêm Hóa tiếp tục phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2003.

Trong chương trình phát triển giáo dục giai đoạn 1996 - 2000 và 2005 của Huyện ủy Chiêm Hóa, công tác PCGDTH đúng độ tuổi được xác định là nhiệm vụ quan trọng, cần có sự chỉ đạo thống nhất của cấp ủy và chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp, mà nòng cốt là Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Ngay sau khi Quyết định số 28/QĐ - Bộ GD & ĐT ngày 23/6/1999 của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc ban hành quy định kiểm tra công nhận PCGDTH đúng độ tuổi có hiệu lực, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Chiêm Hóa đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo sát sao công tác PCGDTH đúng độ tuổi tới các đơn vị xã, thị trấn trong toàn huyện. Từ huyện đến các xã phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, phấn đấu đạt chỉ tiêu PCGDTH đúng độ tuổi vào năm 2003. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp xã hội, để mọi người nhận thức PCGDTH đúng độ tuổi. Đây là sự nghiệp chung của toàn xã hội, được thực hiện dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và tổ chức quản lí của các cấp chính quyền. Trường tiểu học giúp Ủy ban nhân dân xã, thị trấn xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch PCGDTH đúng độ tuổi. Ủy ban nhân dân các xã đảm bảo các điều kiện về trường lớp, bàn ghế, thiết bị nhà trường theo phương châm “Nhà nước và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhân dân cùng làm” để trẻ em trong địa phương có đủ các điều kiện đi học đúng độ tuổi.

Để có căn cứ pháp lí, chỉ đạo công tác PCGDTH đúng độ tuổi, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện ra các công văn chỉ đạo về công tác phổ cập giáo dục các bậc học.

Từ năm 1999 đến năm 2002, Huyện ủy Chiêm Hóa đã ban hành các văn bản chỉ đạo về thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục. Chỉ thị số 02/CT - HU ngày 8/3/2001 của Ban thường vụ Huyện ủy về việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục các bậc học. Chương trình hành động số 02/CT - HU ngày 12/6/2002 về việc thực hiện Nghị quyết 07/NQ - TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ 8 (khóa XIII) về củng cố và phát huy thành quả phổ cập giáo dục....

Ủy ban nhân dân huyện Chiêm Hóa cũng ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện về công tác phổ cập giáo dục các bậc học. Trong đó nhấn mạnh công tác PCGDTH đúng độ tuổi là nhiệm vụ quan trọng, trung tâm trong quá trình thực hiện PCGD các cấp. Ngày 14 tháng 6 năm 1999, Ủy ban nhân dân huyện ban hành Quyết định số 504/QĐ - UB về việc giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện chương trình PCGDTH - CMC, sau xóa mù chữ; Quyết định số 538/QĐ - UB ngày 14/6/1999 về việc thành lập Ban chỉ đạo PCGDTH năm 1999 – 2002. Ngoài ra còn có các văn bản chỉ đạo thực hiện về kinh phí hỗ trợ cho học viên bổ túc văn hóa, quy chế hoạt động, công tác kiểm tra, báo cáo....Đây là cơ sở quan trọng cho quá trình thực hiện thống nhất chương trình PCGDTH đúng độ tuổi từ huyện xuống xã.

Sau khi thành lập, Ban chỉ đạo PCGD cấp huyện tiến hành rà soát, thống kê lại tình hình thực tế ở các địa phương trong toàn huyện, từ đó xây dựng Kế hoạch thực hiện các văn bản hướng dẫn, quy định rõ ràng về các loại hồ sơ phổ cập. Căn cứ vào kế hoạch tỉnh giao, Huyện đã xây dựng kế hoạch phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

triển đến từng thôn xã, thị trấn. Ban chỉ đạo PCGDTH cấp xã cũng xây dựng kế hoạch hoạt động cho xã mình. Các trường tiểu học phân công cán bộ, giáo viên theo dõi và thực hiện kế hoạch huy động trẻ ra lớp đến từng thôn, xóm, tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên thực hiện công tác PCGDTH đúng độ tuổi, biết phương pháp phối hợp tốt với các lực lượng xã hội, hội phụ huynh, điều tra từng hộ gia đình huy động triệt để trẻ 6 tuổi ra lớp, vận động trẻ bỏ học đi học trở lại.

Công tác phát triển ngành học Mầm non được đặc biệt chú trọng, bởi đây là nguồn trẻ quan trọng để xây dựng nền móng đầu vào lớp 1, thực hiện cho trẻ đi học đúng độ tuổi. Vì vậy, từ năm 1999, Ủy ban nhân dân huyện đã có chủ trương từng bước tách dần khối Mầm non từ trường tiểu học để thành lập các trường mầm non ở các xã theo quy định trong Điều lệ Trường mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng, mục tiêu của ngành học.

Từ năm 1999 đến năm 2003, huyện đã tách và lập thêm được 10 trường mầm non ở 10 xã: Minh Quang, Thổ Bình, Phúc Sơn, Hòa Phú, Ngọc Hội...

Chiêm Hóa có nhiều xã giao thông đi lại khó khăn, có những thôn cách xa trung tâm xã hơn 10 km. Vì vậy, huyện Chiêm Hóa chú trọng đến mở trường, lớp tiểu học mới, với phương châm “Trường gần dân quy mô nhỏ”, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ đến trường. Tính đến năm 2003 huyện đã xây dựng được 197 điểm trường (kể cả trường chính) trên địa bàn toàn huyện, chủ yếu ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Đồng thời mở các lớp (từ lớp 1 đến lớp 2) đến các thôn bản ở xa trung tâm xã, nơi nào có trẻ đến tuổi đi học thì nơi ấy phải có lớp và được huy động 100% trẻ trong độ tuổi đến lớp. Những thôn bản có số trẻ quá ít thì mở lớp ghép (lớp 1 - 2).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vào đầu năm học mới, Ban chỉ đạo phổ cập ra văn bản chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh trẻ 6 tuổi vào lớp 1, trên căn cứ danh sách điều tra cơ bản và quản lý chặt chẽ đối tượng trong độ tuổi phổ cập. Các trường học tiến hành phân loại học sinh đầu năm học, xác định nguyên nhân học yếu của từng em để có biện pháp giáo dục thích hợp, khắc phục tình trạng học kém, học lại, bỏ học. Ban chỉ đạo giao kế hoạch duy trì sĩ số cho từng giáo viên chủ nhiệm, nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo của giáo viên trong công tác PCGDTH đúng độ tuổi. Nhờ vậy, từ năm 1996 đến năm 2003, toàn huyện đã huy động được 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, trẻ từ 6 - 14 tuổi theo học hoặc đã tốt nghiệp tiểu học đạt 98%. Tỉ lệ trẻ học đúng độ tuổi trong mỗi khối lớp đều tăng (1996: 89% tăng 97% năm 2003, tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng hằng năm đạt 98,6%, học sinh bỏ học thấp dưới 0,01%. Lễ khai giảng đều được tổ chức long trọng, chu đáo ở tất cả các trường trên địa bàn toàn huyện, đây thực sự là ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường, tạo niềm tin để nhân dân phấn khởi, tự giác đưa con em đi học.

Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng và triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học của tất cả các cấp học. Từ đó tạo ra một phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy trong đội ngũ giáo viên theo hướng, “Lấy học sinh làm trung tâm”, phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh. Phòng cũng chỉ đạo các trường tổ chức học 2 buổi/ ngày ở những nơi có điều kiện, nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Những năm gần đây, các cơ sở trường học đã quan tâm nhiều đến thư viện và thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy học, hằng năm được mua sắm thường xuyên, đảm bảo được các yêu cầu tối thiểu cho mục tiêu đổi mới. Riêng năm học 2002 - 2003, tỉnh và huyện đã đầu tư hàng tỉ đồng để trang bị đồ dùng và thiết bị dạy học, phục vụ đổi mới chương trình như đầu đĩa DVD, màn hình ti

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi, sách giáo khoa cho học sinh vùng sâu, vùng xa, tài liệu cho giáo viên. Tất cả các trường tiểu học trên toàn huyện đều có phòng thư viện, tủ sách và thiết bị phục vụ cho việc đọc tham khảo của giáo viên và học sinh. Một số trường tự mua được máy chiếu Projector.

Do nguồn ngân sách cấp hằng năm còn hạn hẹp, nên yêu cầu hiện đại hóa phương tiện phục vụ dạy học chưa thực hiện đồng bộ, đều khắp cả huyện. Để giải quyết khó khăn trên, một số trường đã chủ động xây dựng kế hoạch cho giáo viên làm đồ dùng dạy học, theo đặc trưng của bộ môn, phù hợp với điều kiện sẵn có của địa phương.

Trong số đó, điển hình nhất là Trường Tiểu học xã Hòa Phú. Nhà trường đã tổ chức cho thầy cô giáo và học sinh làm “Thư viện xanh” tận dụng những vật liệu thông thường sẵn có ở địa phương như tre, nứa, vỏ chai nhựa, dàn hoa leo, ghế đá do phụ huynh hỗ trợTư liệu ban đầu của “Thư viện xanh” gồm hệ thống báo Thiếu nhi dân tộc, Truyện dành cho thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng; hệ thống báo và tạp chí giáo dục và truyện thiếu nhi do các em đội viên quyên góp. Ngay từ buổi mở cửa đầu tiên, “Thư viện xanh” đã thu hút đông đảo các em học sinh tới đọc, trao đổi, chia sẻ với nhau những thông tin thú vị trong giờ ra chơi và trước mỗi buổi học. Dưới bóng mát cây xanh, giàn hoa leo, giàn bầu, giàn bí bằng nhựa, mỗi cuốn truyện được đặt vào một vỏ chai nhựa trong, tránh được mưa, treo lủng lẳng dưới giàn như bầu, như bí, gần tầm tay với của học trò. Và ngay dưới giàn "bầu bí" là những ghế đá làm chỗ cho các em ngồi đọc. Không cần có nhân viên quản lý, cấp thẻ, ghi sổ mượn - trả, các em tự lựa chọn những cuốn truyện mình thích và tự giác trả lại vào vị trí cũ để rồi giờ ra chơi sau lại tiếp tục đọc. Thư viện còn lôi cuốn cả phụ huynh học sinh tới xem và đọc trong lúc chờ đón các em hết giờ học, tạo ra một nơi chờ đón học sinh thân thiện và an toàn. Thông qua "Thư viện xanh", tình bạn giữa các em được phát triển trong môi trường hoạt động lành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu cuộc vận động chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện chiêm hóa từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 53 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)