Nghĩa của cuộc vận động CMC – PCGDTH đối với kinh tế xã hội huyện

Một phần của tài liệu cuộc vận động chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện chiêm hóa từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 78 - 82)

huyện Chiêm Hoá

Trong bối cảnh lịch sử hiện nay, nền kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ, càng cần có sự tiếp cận kịp thời với nền khoa học công nghệ của thế giới. Vì vậy, để có sự tiếp cận kịp thời, nhanh chóng và toàn diện, đòi hỏi mỗi chúng ta phải có một nền tảng kiến thức thật vững chắc, mà những kiến thức vững chắc đó đều bắt đầu từ bậc học nền tảng “giáo dục Tiểu học

Điều 2, Luật phổ cập giáo dục tiểu học có ghi “Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [72]

Như vậy, phổ cập giáo dục tiểu học nói chung và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi là yêu cầu khách quan, có tính quy luật tất yếu. Đó là cầu nối cho sự phát triển bền vững và cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một khu vực hay một quốc gia trong xu thế hội nhập hiện nay.

Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương khoá VIII đã xác định nhiệm vụ và mục đích cơ bản của giáo dục Việt Nam là "nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội”[48]. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2001), một lần nữa Đảng ta khẳng đinh: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [49].

Mục tiêu của PCGDTH là nâng cao mặt bằng dân trí một cách toàn diện, làm cho hầu hết học sinh đến 14 tuổi đếu tốt nghiệp tiểu học, làm tiền đề vững chắc cho PCGD THCS, tạo cơ sở cho sự đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH của đất nước, phát huy cao độ tính độc lập, năng động sáng tạo và bản lĩnh chính trị của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Để đạt được mục tiêu PCDGTH , nâng cao dân trí, mỗi trẻ em trong độ tuổi phổ cập có quyền, trách nhiệm học tập đến năm 14 tuổi có trình độ thấp nhất là tốt nghiệp tiểu học phổ thông hoặc hết trình độ XMC (chương trình 100 tuần), bổ túc tiểu học (lớp 4 - 5), có khả năng phát huy tính tích cực, độc lập, năng động, sáng tạo khi tiếp tục học lên. Mục tiêu xã hội trước mắt và lâu dài của PCGD là “nâng cao mặt bằng dân trí một cách toàn diện”, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH của huyện Chiêm Hóa.

Muốn vậy, cần xây dựng các điều kiện để mọi người được tiếp cận với giáo dục, huy động tối đa các đối tượng trong diện phải PCGD đến trường học, vận động người học hoàn thành chương trình phổ cập. Điều quan trọng là tạo được môi trường giáo dục lành mạnh, hiệu quả, đem lại những giá trị và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lợi ích thiết thực cho người học và cho xã hội. Đó sẽ là động lực thúc đẩy mọi người tích cực, tự giác học, học suốt đời. Khi việc học thực sự trở thành nhu cầu để góp phần nâng cao năng xuất lao động, làm thay đổi diện mạo kinh tế xã hội địa phương, thay đổi vị thế xã hội, chất lượng cuộc sống của cá nhân trong cộng đồng, họ sẽ tích cực sử dụng quyền học tập và thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với giáo dục, đó là con đường tạo ra môi trường học tập để tiến tới “xã hội học tập”.

Phổ cập giáo dục là đòi hỏi của sự phát triển sản xuất. Trong những điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển, sản xuất muốn phát triển trước hết phải được nghiên cứu thí nghiệm ở các Viện nghiên cứu và các Trung tâm khoa học. Các công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội muốn đưa vào sản xuất thì phải thông qua phổ cập giáo dục để phổ biến, tập huấn và triển khai thực hiện. Ngược lại, khoa học kỹ thuật phải được kiểm nghiệm thông qua sản xuất, cả hai chương trình này đều hỗ trợ bổ sung cho nhau, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một địa phương, vùng miền hay cả đất nước.

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế Khoa học

kỹ thuật Nhà trường

(PCGD) Sản xuất

Qua sơ đồ trên cho ta thấy, khoa học kỹ thuật muốn ứng dụng vào thực tiễn sản xuất phải thông qua trung gian là trường học (PCGD), nhà trường phổ cập những kiến thức phổ thông đễ hiểu, dễ tiếp thu đối với mọi người. Để cho mọi người (nhất là thế hệ trẻ, sau đó là cán bộ và người lao động) được phổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cập có thể sử dụng những kiến thức căn bản đó ứng dụng vào sản xuất đời sống trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Như vậy, có thể nói, CMC – PCGDTH có ý nghĩa mở đầu cho người lao động tiếp tục vươn lên nắm bắt các tiến bộ khoa học – kĩ thuật để phát triển sản xuất. Đối với huyện Chiêm Hoá, một huyện miền núi có nhiều xã vùng cao, trình độ dân trí thấp, kinh tế kém phát triển, điều đó lại càng có ý nghĩa quan trọng.

Tại huyện Chiêm Hoá, rất nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhưng do được sự quan tâm của Huyện uỷ, UBND – HĐND, nên con em họ được đến trường học. Nhiều em trong số đó đã học hết cấp III, vào đại học, sau khi ra trường đã toả đi khắp đất nước, một số em quay trở lại quê hương công tác. Nhiều em đã trở thành kĩ sư nông nghiệp, bác sĩ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân hoặc làm thầy cô giáo đứng trên bục giảng tiếp tục sự nghiệp PCGDTH.

Phổ cập giáo dục tiểu học là sự đòi hỏi cần thiết đối với tương lai, vận mệnh của mỗi dân tộc, mỗi khu vực hay vùng miền. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đem lại cho trẻ em những tri thức, kỹ năng sống và những giá trị cần thiết cho sự phát triển nhân cách.

Trong thời đại kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như hiện nay, phổ cập giáo dục tiểu học chính là chiếc chìa khóa để có thể mở ra kho báu nhiều vô kể trong tương lai. Đó cũng là điểm xuất phát của mọi sự tiến bộ và là cơ sở quan trọng quyết định đến sự hưng thịnh của một quốc gia trong tương lai.

Do PCGD mang tính thống nhất về mục tiêu, độ tuổi, chương trình, chuẩn đánh giá. Vì vậy, nó mang tính triệt để trong mọi lứa tuổi, bậc học, nên mang tính lịch sử xã hội. Đó chính là động lực vươn lên trong học tập của người học để mở mang dân trí, xã hội ngày càng văn minh.

Sau khi được tham gia lớp học xoá mù chữ, nhiều bà con trong các thôn bản đã chủ động đăng kí phấn đấu đạt Gia đình văn hoá với Trưởng thôn, làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hồ sơ vay vốn ngân hàng nhà nước để làm ăn, tham gia các buổi nói chuyện về sinh đẻ có kế hoạch, tập huấn nâng cao năng lực, kinh nghiệm canh tác cây trồng, vật nuôi do xã, huyện tổ chức.

Từ kết quả cuộc vận động CMC – PCGDTH, hiện tượng học sinh bỏ học theo bố mẹ đi đào đãi vàng trên sông Gâm không còn nữa, đối tượng trẻ vị thành niên phạm tội giảm đi rõ rệt. Các hoạt động văn hoá, thể dục – thể thao từ đó cũng được đẩy mạnh.

Qua gần 20 năm thực hiện PCGDTH - CMC, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể hiểu rõ hơn về vai trò, giá trị của giáo dục đối với sự phát triển và ổn định xã hội. Các bậc phụ huynh thấy được trách nhiệm của mình đối với con cái. Ngoài việc nuôi dưỡng cho các em phát triển về thể lực, còn có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho các em được phát triển về ý thức, trách nhiệm đối với bản thân, xã hội và gia đình...thông qua giáo dục.

Rõ ràng là, kết quả cuộc vận động XMC – PCGDTH ở huyện Chiêm Hoá đã góp phần làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Một phần của tài liệu cuộc vận động chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học ở huyện chiêm hóa từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 78 - 82)