Những ảnh hưởng của tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước Việt

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức của bộ máy Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam (Trang 29 - 32)

Nam tới chất lượng cuộc kiểm toán.

Như ta đã biết trước năm 2006, khi Luật kiểm toán chưa ra đời thì kiểm toán nhà nước trực thuộc Chính phủ, nhưng Chính phủ lại chính là cơ quan hành pháp trong khi đó kiểm toán nhà nước lại đi kiểm tra hoạt động của các tổ chức, đơn vị trực thuộc Chính phủ. Như thế có nghĩa là vừa tự làm vừa tự kiểm tra. Vì thế mô hình tổ chức kiểm toán nhà nước trước năm 2006 còn lộ nhiều bất cập dẫn đến chất lượng của cuộc kiểm toán chưa được cao, nó còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các mối quan hệ. Như ở mô hình tổ chức kiểm toán nhà nước trước năm 2006 thì các cơ quan được

năng của các cơ quan. Việc phân chia các cơ quan kiểm toán trực thuộc theo đối tượng được kiểm toán, nó dẫn tới một việc phân chia công việc không đều giữa các bộ phận kiểm toán, có thể một bộ phận phải quản lí nhiều đơn vị cấp dưới và đảm nhiệm nhiều công việc, từ đó công tác phân bổ nguồn lực rất khó, ảnh hưởng đến tiến độ của cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó ta thấy, mỗi cơ quan kiểm toán lại đảm nhiệm một đối tượng kiểm toán cụ thể, mà các đối tượng thì không thể tập trung ở một khu vực mà nó phân bố rải rác nên sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới công việc kiểm toán của các kiểm toán viên trong việc đi lại. Nhưng từ khi áp dụng mô hình mới ta thấy cơ cấu tổ chức của kiểm toán nhà nước đã được cụ thể hóa và rõ ràng hơn. Việc phân chia ra 4 bộ phận chính đã giúp cho công việc quản lí cũng như triển khai công việc đơn giản và có hệ thống hơn. Như ở trong khối đơn vị chuyên môn chia ra làm kiểm toán nhà nước chuyên ngành và kiểm toán khu vực. Việc phân chia cụ thể sẽ làm cho việc thực hiện của các cơ quan kiểm toán trong quá trình kiểm toán đơn giản hơn, các tổ chức được giao các nhiệm vụ chuyên môn hơn, mỗi đơn vị chỉ đảm nhiệm một lĩnh vực nhất định nên sẽ làm cho chất lượng cuộc kiểm toán được nâng cao hơn. Việc phân công chuyên môn hóa đến từng bộ phận như thế này là nên làm, như vậy sẽ giảm bớt sự chồng chéo đồng thời cũng đơn giản hơn trong việc phân công công việc. Nhưng ta cũng cần phải thấy rằng, phân chia thành khu vực và chuyên ngành sẽ có sự bất hợp lý của nó, bởi lẽ trong mỗi khu vực thì sẽ có nhiều ngành hoạt động và mỗi ngành lại hoạt động ở nhiều khu vực. Do đó sẽ có nhiều sự chồng chéo trong công tác kiểm toán, có thể nhiều đơn vị cùng kiểm toán một tổ chức nên dẫn tới lãng phí nguồn lực và kinh phí. Ở mô hình này có thêm hội đồng kiểm toán nhà nước, đây là một nét mới trong cơ cấu tổ chức, việc thẩm định lại

kết quả của các cuộc kiểm toán quan trọng là cần thiết. Việc thành lập hội đồng thẩm định giúp cho kết quả của các cuộc kiểm toán chính xác hơn, từ đó sẽ làm giảm các vụ khiếu nại. Đồng thời mô hình này cũng thích hợp và hiệu quả phù hợp với quy định về quản lý, điều hành NSNN theo quy định của Luật NSNN và phù hợp thông lệ quốc tế.

Từ đó có thể thấy mô hình tổ chức mới này làm cho chất lượng cuộc kiểm toán được nâng cao hơn, mang tính chuyên môn hóa cao hơn và kết quả của các cuộc kiểm toán cũng được chính xác hơn. Bên cạnh đó thì vẫn có thể có sự chồng chéo dẫn tới lãng phí nguồn lực, từ đó đòi hỏi phải có sự quản lí với trình độ cao và phân công, phân nhiệm cụ thể. Để làm được điều đó thì cần phải có sự cố gắng của tất cả các bộ phận cũng như cá nhân trong tổ chức kiểm toán nhà nước cũng như Chính phủ và Quốc

Phần 3

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức của bộ máy Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam (Trang 29 - 32)