Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 51 - 55)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Tƣờng là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam của Vĩnh Phúc, cách Thành Phố Vĩnh Yên gần 10 km dọc theo QL2A, QL2C và tỉnh lộ 304 đƣợc giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 210

08‟14‟‟ đến 210

20‟ 30‟‟vĩ độ Bắc và từ 1050 26‟37‟‟ đến 1050

32‟44‟‟ kinh độ Đông gồm 3 Thị trấn và 26 xã có các mặt tiếp giáp:

- Phía Tây Bắc giáp huyện Lập Thạch - Phía Đông Bắc giáp huyện Tam Dƣơng - Phía Đông giáp huyện Yên Lạc

- Phía Nam giáp TP Hà Nội

- Phía Tây giáp TP Hà Nội và tỉnh Phú Thọ

Vĩnh Tƣờng có vị trí địa lý nằm giữa 3 đô thị lớn đó là: TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ); TP Vĩnh Yên và thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội). Huyện nằm trên trục giao lƣu giữa 2 vùng Tây Bắc và Đồng bằng Trung Du Bắc Bộ bằng cả đƣờng sông, đƣờng sắt và đƣờng bộ. Tuyến QL2 và tuyến đƣờng sắt chạy song song xuyên từ Đông sang Tây phần nửa Bắc của huyện. Tỉnh lộ 304 nối liền trung tâm huyện với QL2C, huyện Yên Lạc và nối với thị xã Sơn Tây của Hà Nội. Huyện Vĩnh Tƣờng có hệ thống giao thông tƣơng đối phát triển, có đƣờng ô tô, đƣờng sắt, đƣờng sông , đƣờng đê tả Sông Hồng nối từ Bồ Sao - Yên Lạc - Mê Linh Hà Nội đồng thời nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vĩnh Tƣờng có vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lƣu kinh tế - văn hóa - xã hội với các huyện khác trong tỉnh [23].

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Vĩnh Tƣờng tƣơng đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã Lũng Hòa, Bồ Sao, Yên Lập, ngƣợc lại phía Tây và Tây Nam có nhiều đầm sâu, ruộng mấp mô thƣờng tạo thành những lòng chảo nhỏ.

Do địa hình thấp hơn các vùng khác nên vào mùa mƣa Vĩnh Tƣờng thƣờng bị úng lụt gây ảnh hƣởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân [23].

3.1.1.3. Khí hậu

Vĩnh Tƣờng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân theo 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó mùa Hạ và mùa Đông là hai mùa chính. Mùa Hạ mƣa nhiều hƣớng gió thịnh hành là gió Đông Nam. Mùa Đông ít mƣa, lạnh, hƣớng gió thịnh hành là gió Đông Bắc. Hai mùa Xuân, Thu là hai mùa chuyển tiếp [23].

Theo số liệu thống kê một số chỉ tiêu về khí hậu của huyện nhƣ sau: - Nhiệt độ bình quân hàng năm: 26,6 0

C - Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39,40

C - Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 6,7 0

C - Độ ẩm không khí bình quân: 82 % - Độ ẩm cao nhất: 100%

- Độ ẩm thấp nhất: 47%

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1552 mm, với năm cao nhất là 2106 mm, năm thấp nhất là 1069 mm. Lƣợng mƣa phân bố tƣơng đối đều từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85% - 90% lƣợng mƣa cả năm.

3.1.1.4. Thủy văn

a. Nguồn nước mặt

Huyện Vĩnh Tƣờng có sông Hồng, sông Lô, Sông Phan, Sông Phó Đáy và hệ thống kênh mƣơng tƣơng đối hoàn chỉnh đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp.

Sông Hồng nằm ở phía Tây Nam của huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Tƣờng khoảng 18km, lƣu lƣợng bình quân 3730 m3/s, mực nƣớc hàng năm lên xuống thất thƣờng theo mùa. Sông có khối lƣợng phù sa lớn ngoài đê có ảnh hƣởng trực tiếp đến canh tác của ngƣời dân theo mùa.

Sông Phó Đáy nằm ở phía Bắc và Tây Bắc huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Tƣờng có chiều dài khoảng 12 km, lòng sông hẹp, độ dốc lớn dễ gây lũ lụt sạt lở hai bên bờ.

Sông Phan nối từ lƣu vực Tam Đảo chảy qua địa phận huyện Vĩnh Tƣờng khoảng 37 km, bề rộng trung bình khoảng 20 m, là con sông tiêu duy nhất của huyện. Do lòng sông hẹp độ dốc không lớn nên việc tiêu nƣớc gặp khó khăn thƣờng xảy ra ngập úng cục bộ vào mùa mƣa [23].

b. Nguồn nước ngầm

Kết quả điều tra cho thấy Vĩnh Tƣờng có trữ lƣợng nƣớc ngầm tƣơng đối phong phú, phân bố rộng, chất lƣợng nƣớc ngầm tƣơng đối tốt, hầu hết các xã đều có thể khai thác đƣợc nƣớc ngầm, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân [23].

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Theo số liệu kiểm kê đến hết 01/01/2013, huyện Vĩnh Tƣờng có tổng diện tích tự nhiên 14.401,55 ha đất [23] gồm:

- Đất Nông nghiệp : 10.004,07 ha. - Đất phi nông nghiệp : 4.383,53 ha. - Đất chƣa sử dụng : 13,95 ha.

Đất đai của huyện Vĩnh Tƣờng gồm các loại đất chính sau:

Đất phù sa sông Hồng đƣợc bồi hàng năm, đất trung tính, kiềm yếu: có diện tích 4012 ha, chiếm 43,57 % diện tích đất nông nghiệp, phân bố ở các xã Cao Đại, Lý Nhân, An Tƣờng, Vĩnh Thịnh, Phú Đa. Đây là loại đất tốt thích hợp với hầu hết các loại cây trồng nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng ngắn ngày, cho năng suất cao.

Đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glây hoặc glây yếu có diện tích 2666 ha, chiếm 28,95 % diện tích đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở Tuân Chính, Thƣợng Trƣng, Tân Cƣơng ... Đất có địa hình vàn cao, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất nông nghiệp.

Đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glây hoặc glây mạnh khoảng diện tích 80 ha, chiếm 0,86 % diện tích đất nông nghiệp. Đất có địa hình vàn trũng, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất 2 vụ lúa.

3.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản

Nguồn nguyên liệu xây dựng tự nhiên nhƣ đất sét khá dồi dào, cát sỏi có chất lƣợng tốt phục vụ cho sản xuất gạch ngói, khai thác vật liệu xây dựng với quy mô vừa và nhỏ [23].

- Cát, sỏi: có thể khai thác với số lƣợng lớn tập trung ven sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, đây là nguồn tài nguyên quan trọng đƣợc bồi đắp thƣờng xuyên.

- Đất sét: dùng làm gạch ngói, sản xuất gạch không nung.

3.1.1.7. Thực trạng môi trường

Vĩnh Tƣờng là huyện đồng bằng, hệ thống thủy văn tƣơng đối đa dạng. Sự phát triển công nghiệp, đô thị, các điều kiện về môi trƣờng, sinh thái cơ bản còn giữ đƣợc. Tuy nhiên sự phát triển công nghiệp, đô thị trong những năm gần đây, đặc biệt là việc sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp cũng đã có tác động xấu tới môi trƣờng, làm ô nhiễm nguồn nƣớc, ảnh hƣởng không tốt đến hệ sinh thái nông nghiệp. Việc gia tăng dân số, xây dựng công nghiệp, xây dựng đô thị còn thiếu tính quy hoạch cụ thể đã ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng. Theo quy luật chung trong quá trình phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa và đô thị hóa thì hệ sinh thái sẽ có nguy cơ bị xâm hại, tính cân bằng bị phá vỡ, vì vậy các ngành chức năng cần có những biện pháp tích cực để kinh tế của huyện phát triển nhƣng vẫn đảm bảo các tiêu chí về môi trƣờng, nhằm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên môi trƣờng bền vững.

Một phần của tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)