4. Ý nghĩa của đề tài
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc đề tài nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
2.4.1. Phương pháp điều tra
a. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nƣớc, các Sở: UBND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND huyện Vĩnh Tƣờng, Phòng Thống kê huyện Vĩnh Tƣờng, Ban quản lí dự án đầu tƣ xây dựng huyện Vĩnh Tƣờng,...
b. Điều tra phỏng vấn
- Điều tra tình hình thực hiện công tác bồi thƣờng thiệt hại ở hai dự án: Cải tạo nâng cấp đƣờng Lũng Hoà - Cao Đại và Hạ tầng giao thông đất dịch vụ hai thị trấn Vĩnh Tƣờng và Tứ Trƣng.
+ Điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ tham gia lập phƣơng án bồi thƣờng hỗ trợ GPMB, cán bộ thực hiện công tác thống kê kiểm đếm nhà cửa, công trình vật kiến trúc và cây hoa màu trên đất bị thu hồi; Phỏng vấn các lãnh đạo các xã, thôn. Phỏng vấn trực tiếp đại diện các hộ gia đình có đất thu hồi thuộc dự án.
Phỏng vấn 96 đại diện hộ gia đình/171 hộ gia đình có đất nông nghiệp thu hồi thuộc dự án: Hạ tầng giao thông đất dịch vụ hai thị trấn Vĩnh Tƣờng và Tứ Trƣng.
Phỏng vấn 248 đại diện hộ gia đình/414 hộ gia đình có đất thu hồi thuộc dự án: Cải tạo nâng cấp đƣờng Lũng Hoà - Cao Đại.
+ Điều tra nông hộ: Để thu thập các thông tin liên quan tới tình hình đời sống, việc làm của các hộ chúng tôi đã tiến hành thiết kế phiếu điều tra nông hộ. Trong quá trình điều tra nông hộ chúng tôi kết hợp quan sát, chụp ảnh, tìm hiểu và trò chuyện với ngƣời dân để nắm bắt đƣợc thực trạng của tình hình đời sống, việc làm và tâm lý của họ khi bị thu hồi đất.
2.4.2. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu
Trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại theo các nhóm, nhập dữ liệu và xử lý số liệu để từ đó mô tả, so sánh, phân tích và dự báo, đánh giá cho các kết quả nghiên cứu, các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm EXCEL.
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cán bộ lãnh đạo các cấp, nông dân sản xuất và các tổ chức đời sống có hiệu quả cao sau khi bị thu hồi đất qua phỏng vấn trực tiếp theo các chủ đề nghiên cứu, xin ý kiến về các giải pháp và mong muốn, nguyện vọng của ngƣời dân để nắm bắt tình hình.
2.4.4. Phương pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu liên quan đến đề tài
Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu khoa học nói chung. Thông qua việc tham khảo, kế thừa một số nội dung liên quan tới đề tài nghiên cứu từ các tài liệu tham khảo, các luận văn đã nghiên cứu trƣớc đó, tác giả sẽ tận dụng đƣợc tính đa dạng của các nguồn tài liệu sẵn có, đồng thời góp phần tạo ra ƣu thế lớn trong việc rút ngắn đƣợc thời gian nghiên cứu.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Tƣờng
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Tƣờng là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam của Vĩnh Phúc, cách Thành Phố Vĩnh Yên gần 10 km dọc theo QL2A, QL2C và tỉnh lộ 304 đƣợc giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 210
08‟14‟‟ đến 210
20‟ 30‟‟vĩ độ Bắc và từ 1050 26‟37‟‟ đến 1050
32‟44‟‟ kinh độ Đông gồm 3 Thị trấn và 26 xã có các mặt tiếp giáp:
- Phía Tây Bắc giáp huyện Lập Thạch - Phía Đông Bắc giáp huyện Tam Dƣơng - Phía Đông giáp huyện Yên Lạc
- Phía Nam giáp TP Hà Nội
- Phía Tây giáp TP Hà Nội và tỉnh Phú Thọ
Vĩnh Tƣờng có vị trí địa lý nằm giữa 3 đô thị lớn đó là: TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ); TP Vĩnh Yên và thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội). Huyện nằm trên trục giao lƣu giữa 2 vùng Tây Bắc và Đồng bằng Trung Du Bắc Bộ bằng cả đƣờng sông, đƣờng sắt và đƣờng bộ. Tuyến QL2 và tuyến đƣờng sắt chạy song song xuyên từ Đông sang Tây phần nửa Bắc của huyện. Tỉnh lộ 304 nối liền trung tâm huyện với QL2C, huyện Yên Lạc và nối với thị xã Sơn Tây của Hà Nội. Huyện Vĩnh Tƣờng có hệ thống giao thông tƣơng đối phát triển, có đƣờng ô tô, đƣờng sắt, đƣờng sông , đƣờng đê tả Sông Hồng nối từ Bồ Sao - Yên Lạc - Mê Linh Hà Nội đồng thời nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vĩnh Tƣờng có vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lƣu kinh tế - văn hóa - xã hội với các huyện khác trong tỉnh [23].
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Vĩnh Tƣờng tƣơng đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã Lũng Hòa, Bồ Sao, Yên Lập, ngƣợc lại phía Tây và Tây Nam có nhiều đầm sâu, ruộng mấp mô thƣờng tạo thành những lòng chảo nhỏ.
Do địa hình thấp hơn các vùng khác nên vào mùa mƣa Vĩnh Tƣờng thƣờng bị úng lụt gây ảnh hƣởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân [23].
3.1.1.3. Khí hậu
Vĩnh Tƣờng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân theo 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó mùa Hạ và mùa Đông là hai mùa chính. Mùa Hạ mƣa nhiều hƣớng gió thịnh hành là gió Đông Nam. Mùa Đông ít mƣa, lạnh, hƣớng gió thịnh hành là gió Đông Bắc. Hai mùa Xuân, Thu là hai mùa chuyển tiếp [23].
Theo số liệu thống kê một số chỉ tiêu về khí hậu của huyện nhƣ sau: - Nhiệt độ bình quân hàng năm: 26,6 0
C - Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39,40
C - Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 6,7 0
C - Độ ẩm không khí bình quân: 82 % - Độ ẩm cao nhất: 100%
- Độ ẩm thấp nhất: 47%
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1552 mm, với năm cao nhất là 2106 mm, năm thấp nhất là 1069 mm. Lƣợng mƣa phân bố tƣơng đối đều từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85% - 90% lƣợng mƣa cả năm.
3.1.1.4. Thủy văn
a. Nguồn nước mặt
Huyện Vĩnh Tƣờng có sông Hồng, sông Lô, Sông Phan, Sông Phó Đáy và hệ thống kênh mƣơng tƣơng đối hoàn chỉnh đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp.
Sông Hồng nằm ở phía Tây Nam của huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Tƣờng khoảng 18km, lƣu lƣợng bình quân 3730 m3/s, mực nƣớc hàng năm lên xuống thất thƣờng theo mùa. Sông có khối lƣợng phù sa lớn ngoài đê có ảnh hƣởng trực tiếp đến canh tác của ngƣời dân theo mùa.
Sông Phó Đáy nằm ở phía Bắc và Tây Bắc huyện, đoạn chảy qua huyện Vĩnh Tƣờng có chiều dài khoảng 12 km, lòng sông hẹp, độ dốc lớn dễ gây lũ lụt sạt lở hai bên bờ.
Sông Phan nối từ lƣu vực Tam Đảo chảy qua địa phận huyện Vĩnh Tƣờng khoảng 37 km, bề rộng trung bình khoảng 20 m, là con sông tiêu duy nhất của huyện. Do lòng sông hẹp độ dốc không lớn nên việc tiêu nƣớc gặp khó khăn thƣờng xảy ra ngập úng cục bộ vào mùa mƣa [23].
b. Nguồn nước ngầm
Kết quả điều tra cho thấy Vĩnh Tƣờng có trữ lƣợng nƣớc ngầm tƣơng đối phong phú, phân bố rộng, chất lƣợng nƣớc ngầm tƣơng đối tốt, hầu hết các xã đều có thể khai thác đƣợc nƣớc ngầm, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân [23].
3.1.1.5. Tài nguyên đất
Theo số liệu kiểm kê đến hết 01/01/2013, huyện Vĩnh Tƣờng có tổng diện tích tự nhiên 14.401,55 ha đất [23] gồm:
- Đất Nông nghiệp : 10.004,07 ha. - Đất phi nông nghiệp : 4.383,53 ha. - Đất chƣa sử dụng : 13,95 ha.
Đất đai của huyện Vĩnh Tƣờng gồm các loại đất chính sau:
Đất phù sa sông Hồng đƣợc bồi hàng năm, đất trung tính, kiềm yếu: có diện tích 4012 ha, chiếm 43,57 % diện tích đất nông nghiệp, phân bố ở các xã Cao Đại, Lý Nhân, An Tƣờng, Vĩnh Thịnh, Phú Đa. Đây là loại đất tốt thích hợp với hầu hết các loại cây trồng nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng ngắn ngày, cho năng suất cao.
Đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glây hoặc glây yếu có diện tích 2666 ha, chiếm 28,95 % diện tích đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở Tuân Chính, Thƣợng Trƣng, Tân Cƣơng ... Đất có địa hình vàn cao, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất nông nghiệp.
Đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glây hoặc glây mạnh khoảng diện tích 80 ha, chiếm 0,86 % diện tích đất nông nghiệp. Đất có địa hình vàn trũng, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất 2 vụ lúa.
3.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản
Nguồn nguyên liệu xây dựng tự nhiên nhƣ đất sét khá dồi dào, cát sỏi có chất lƣợng tốt phục vụ cho sản xuất gạch ngói, khai thác vật liệu xây dựng với quy mô vừa và nhỏ [23].
- Cát, sỏi: có thể khai thác với số lƣợng lớn tập trung ven sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, đây là nguồn tài nguyên quan trọng đƣợc bồi đắp thƣờng xuyên.
- Đất sét: dùng làm gạch ngói, sản xuất gạch không nung.
3.1.1.7. Thực trạng môi trường
Vĩnh Tƣờng là huyện đồng bằng, hệ thống thủy văn tƣơng đối đa dạng. Sự phát triển công nghiệp, đô thị, các điều kiện về môi trƣờng, sinh thái cơ bản còn giữ đƣợc. Tuy nhiên sự phát triển công nghiệp, đô thị trong những năm gần đây, đặc biệt là việc sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp cũng đã có tác động xấu tới môi trƣờng, làm ô nhiễm nguồn nƣớc, ảnh hƣởng không tốt đến hệ sinh thái nông nghiệp. Việc gia tăng dân số, xây dựng công nghiệp, xây dựng đô thị còn thiếu tính quy hoạch cụ thể đã ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng. Theo quy luật chung trong quá trình phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa và đô thị hóa thì hệ sinh thái sẽ có nguy cơ bị xâm hại, tính cân bằng bị phá vỡ, vì vậy các ngành chức năng cần có những biện pháp tích cực để kinh tế của huyện phát triển nhƣng vẫn đảm bảo các tiêu chí về môi trƣờng, nhằm bảo vệ cảnh quan thiên nhiên môi trƣờng bền vững.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số và nguồn lao động
Theo số liệu đến năm 2012, dân số huyện Vĩnh Tƣờng là 202.562 ngƣời, trong đó có 27.187 ngƣời ở khu vực thành thị, chiếm 13,4% dân số toàn huyện và khu vực nông thôn có 175.375 ngƣời, chiếm 86,6% dân số toàn huyện [3].
Dân số hiện nay của huyện Vĩnh Tƣờng chủ yếu là đồng bào dân tộc Kinh. Trong thời gian qua dƣới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của UBND cấp huyện, xã, chƣơng trình dân số kế hoạch hoá đƣợc đẩy mạnh, hoạt động có hiệu quả. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hƣớng giảm dần từ 1,92% (năm 2005) xuống còn 1,46% (năm 2012).
Mật độ dân số bình quân toàn huyện năm 2012 là 1.419 ngƣời/km2 , song phân bố không đều, tập trung ở các xã có ngành nghề thủ công, dịch vụ phát triển nhƣ Đại Đồng, Tân Tiến, thị trấn Thổ Tang, Lý Nhân (cao nhất ở thị trấn Thổ Tang là 2.963 ngƣời /km2). Các xã có mật độ dân thƣa hơn nhƣ Cao Đại, Phú Đa (thấp nhất ở Phú Đa là 820 ngƣời /km2
Dân số huyện Vĩnh Tƣờng có cơ cấu trẻ, năm 2012 số ngƣời trong độ tuổi lao động là 116.548 ngƣời chiếm 57,04% dân số cả huyện. Cơ cấu dân số trẻ hiện nay sẽ là nguồn lao động dồi dào trong giai đoạn tới, do đó cần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo lại lực lƣợng lao động tại chỗ nguồn lực đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của huyện.
Bảng 3.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số đến 31/12/2012 (Theo đơn vị hành chính) Đơn vị hành chính Diện tích (Km2) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (Ngƣời/km) TỔNG SỐ 144.02 204342 1419 I. Thành thị (Phường, thị trấn) 13.59 27644 2034 1. Thị trấn Vĩnh Tƣờng 3.30 4897 1484 2. Thị trấn Thổ Tang 5.27 15615 2963 3. Thị trấn Tứ Trƣng 5.02 7132 1421
II. Nông thôn (xã) 130.43 176698 1355
Kim Xá 9.71 9763 1005 Yên Bình 6.41 8825 1377 Chấn Hƣng 5.32 8677 1631 Ngĩa Hƣng 4.68 8273 1768 Yên Lập 5.80 7852 1354 Việt Xuân 2.77 4255 1536 Bồ sao 2.60 3623 1393 Đại Đồng 5.16 9699 1880 Tân Tiến 2.99 6224 2082 Lũng Hòa 6.27 9896 1578 Cao Đại 5.91 4940 836 Vĩnh Sơn 3.25 5683 1749 Bình Dƣơng 7.61 13296 1747 Tân Cƣơng 2.32 3578 1542 Phú Thịnh 2.04 3745 1836 Thƣợng Trƣng 5.99 8210 1371 Vũ Di 3.79 3886 1025 Lý Nhân 2.87 4980 1735 Tuân Chính 6.65 6046 909 Vân Xuân 3.33 5341 1604 Tam Phúc 3.20 3650 1141 Ngũ Kiên 4.89 7476 1529 An Tƣờng 5.39 9330 1731 Vĩnh Thịnh 10.29 9644 937 Phú Đa 6.43 5274 820 Vĩnh Ninh 4.71 4559 968
3.1.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội a. Tăng trưởng kinh tế
Năm 2012 tổng giá trị sản xuất toàn huyện ƣớc tính đạt 7.628.464 triệu đồng gấp hơn 5 lần so với năm 2005. Tính trong giai đoạn từ 2005 - 2012, nền kinh tế của huyện có nhƣng biến động theo hƣớng tích cực, tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất đạt 28,2%/năm. Ở từng khu vực kinh tế cũng có sự tăng trƣởng nhanh chóng, ngành CN-XD tăng nhanh nhất đạt 45,8 %/năm, TM-DV tăng 35,8 %/năm, nông nghiệp - thủy sản tăng 12,4%/năm [12].
Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành CN-XD và TM-DV đạt tốc độ tăng trƣởng cao nhƣ vậy là do xuất phát điểm của các ngành này thấp, sau khi xuất hiện các công ty may Việt Thiên, gạch ốp lát Việt Anh và các công trình đầu tƣ cơ sở hạ tầng một số khu vực đặc biệt là các khu kinh tế xã hội... tạo ra tốc độ tăng trƣởng.
Bảng 3.2: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế huyện Vĩnh Tƣờng
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2005 2012 Tốc độ tăng trƣởng (%) 2000 - 2005 2005 - 2012 2000 - 2012 Tổng GTXS 549.964 1.343.983 7.628.464 19,6 28,2 24,5 Nông nghiệp - thủy sản 367.926 824.198 1.866.681 17,5 12,4 14,5 Công nghiệp - xây dựng 77.545 241.391 3.387.395 25,5 45,8 37,0 Thƣơng mại - dịch vụ 104.493 278.394 2.374.388 21,7 35,8 29,7
(Nguồn: QHTTKT-XH 2006, Phòng Tài chính - Kế hoạch 2011) [12] b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thời kỳ 2000 - 2012 chuyển dịch cơ cấu diễn ra theo hƣớng tăng CN- XD và TM-DV, giảm tỷ trọng NN-TS. Đến năm 2012 cơ cấu kinh tế của Vĩnh Tƣờng là CN-XD 44,4%, TM-DV 31,1 % và NN-TS là 24,5 %.
Bảng 3.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm Chỉ tiêu 2000 2005 2012 Giá trị (tr đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tr đồng) Cơ cấu (%) Tổng GTSX 549.964 100 1.343.983 100 7.628.464 100 NN-TS 367.926 66,9 824.198 61,3 1.866.681 24,5 CN-XD 77.545 14,1 241.391 18,0 3.387.395 44,4 TM-DV 104.493 19,0 278.394 20,7 2.374.388 31,1
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch 2012) [12].
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tƣơng đối rõ và phù hợp với xu thế chuyển dịch chung của cả nƣớc. Trong thời gian tới Vĩnh Tƣờng hoàn toàn có điều kiện đạt mức tăng trƣởng cao hơn và cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn trong khu vực CN-XD và TM-DV nếu khai thác tốt theo tiềm năng và chuẩn bị tốt hơn các điều kiện về vốn, lao động, cơ sở hạ tầng cũng nhƣ vấn đề thu hút đầu tƣ.
Công nghiệp
Cơ cấu ngành công nghiệp của huyện bao gồm các ngành công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp, trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm ngành công nghiệp chế biến: công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, công nghiệp chế biến tre nứa, sản xuất may mặc, sản xuất các sản phẩm từ kim loại, sản xuất các sản phẩm gỗ,... Với sự hình thành và phát triển của các cụm công nghiệp, cụm KT-XH ở một số địa phƣơng nhƣ Chấn Hƣng, Tân Tiến, Đại