II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY: 1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty:
7 luân chuyển 360/ (6)
(6)
lưu động ta có thể thấy để có 1 đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Qua số liệu trên ta thấy hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm 9,9% trong năm 2012 tức là để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần 0,628 đồng vốn lưu động bình quân. Số tương ứng của năm 2011 là 0,697 đồng. Như vậy năm 2012 cần ít vốn cố định bình quân hơn để tạo ra được một đồng doanh thu thuần. Điều này ứng với sự gia tăng của sức sinh lợi của vốn lưu động. Đến năm 2013 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng lên, một đồng doanh thu thuần cần có 0,794 đồng vốn lưu động bình quân. So với năm 2012 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng tới 26,4%. Nguyên nhân là do sự suy giảm trong sức sinh lợi của vốn lưu động. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng thấp, không tiết kiệm được vốn lưu động.
vòng luân chuyển của vốn lưu động vì nó giúp ta thấy được khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp. Trong năm 2012 số vòng quay của vốn lưu động tăng lên 10,9%, tức là vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn. Trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh vốn lưu động quay được gần 1,6 vòng. Do đó thời gian luân chuyển của vốn lưu động được rút ngắn còn 226 ngày so với 251 ngày một vòng của năm . Nhưng đến năm 2013, số vòng quay vốn lưu động lại giảm xuống do đó thời gian luân chuyển chậm hơn. Một chu kỳ sản xuất kinh doanh năm 2013 vốn lưu động quay được 1,259 vòng, chậm hơn 20,9% so với năm 2012. Thời gian luân chuyển cũng lâu hơn. Để vốn lưu động quay được một vòng cần 285 ngày, tăng 26,1% so với năm 2012. Điều đó chứng tỏ tốc độ doanh thu thuần đã không tăng lên tương ứng với tốc độ tăng vốn lưu động làm giảm số vòng quay của vốn. Đồng thời việc thu hồi các khoản phải thu của khách hàng (chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn lưu động) cũng như các loại vốn lưu động khác rất chậm làm tăng thời gian luân chuyển của vốn lưu động. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sở dĩ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2013 lại giảm thấp như vậy là do rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là sự bất định, không thường xuyên trong việc công ty được thanh toán các khoản nợ và phải thường xuyên duy trì một khối lượng các khoản phải thu của khách hàng cũng như các khoản phải thu khác lớn. Vì vậy, hoạt động quản lý thu hồi công nợ và quản lý vốn lưu động trong khâu tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết.
cạnh tranh ngày càng quyết liệt, ban lãnh đạo công ty đã tỏ rõ bản lĩnh kinh doanh của mình trong việc dẫn dắt công ty tồn tại và phát triển. Lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên công ty đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh với tinh thần cao, tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có, liên tục huy động về trang thiết bị, máy móc, vốn và đặc biệt là con người để không ngừng phát triển năng lực sản xuất, mở rộng quy mô, đầu tư thiết bị hiện đại nhằm khẳng định vị trí của công ty trên thị trường kinh doanh nhieu lĩnh vực cũng như trong các đơn vị làm kinh tế khac.
Mặc dù trong thời gian qua doanh nghiệp có nhiều cố gắng nhưng trong hoạt động quản lý và sử dụng vốn của công ty vẫn bộc lộ một số hạn chế. Nguyên nhân của các hạn chế này bao gồm cả những lý do chủ quan và khách quan như do những khó khăn từ phía thị trường buộc công ty phải đưa ra những giải pháp tình thế chưa phù hợp và một phần cũng do những khiếm khuyết mà công ty khó tránh khỏi trong công tác quản lý tài chính.
4.1 Những kết quả đạt được:
Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng vốn của công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Doanh thu thuần không ngừng tăng trong các năm qua khiến đem lại cho công ty nhiều lợi nhuận. Công ty đã thành công trong việc đảm bảo đủ vốn cho kinh doanh. Việc sử dụng điều hoà khá linh hoạt càng làm tăng thêm hiệu quả sử dụng vốn. Điều này thể hiện ở chỗ thời gian qua mặc dù được tài trợ chủ yếu bởi nợ ngắn hạn, song công ty vẫn không bị mất khả năng thanh toán. Số nợ ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ngày càng tăng và một phần nhu cầu tài sản cố
Mặc dù hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động tăng trong năm 2012 rồi lại giảm trong năm 2013 nhưng về mặt giá trị thì hiệu quả sử dụng vốn của công ty đã là một thành tích mà không phải doanh nghiệp kinh doanh đa ngành , nhất là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nào cũng đạt được trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Hiện nay, hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty được duy trì ở mức 7,83 đồng, hiệu quả sử dụng vốn cố định là gần 8%.
Công ty đã duy trì được lượng vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của công ty do đó tạo thuận lợi cho công ty trong sản xuất kinh doanh, chi phí khấu hao thấp giảm giá thành tăng lợi nhuận. Công ty đã tận dụng tốt những khoản nợ ngắn hạn mà chủ yếu là vay ngắn hạn và các khoản phải trả phải nộp khác để tài trợ cho tài sản lưu động và một phần khá quan trọng tài sản cố định. Điều này không phải là dễ dàng bởi muốn dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn công ty phải có đủ uy tín cũng như khả năng phát triển. Nếu biết tiếp thị tốt cũng như duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài này, trong thời gian sắp tới chắc chắn công ty sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn do chính sách tín dụng thương mại thu hút khách hàng. Vì vậy vốn lưu động cũng như vốn cố định sẽ được sử dụng hiệu quả hơn.
4.2 Những hạn chế và nguyên nhân:
Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn ở trên ta có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty đã giảm trong năm 2013. Điều đó cho thấy công tác quản lý và sử dụng vốn năm 2013 đã có nhiều vướng mắc cần phải tháo gỡ để tiếp tục sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo.
của công ty đều giảm. Sở dĩ như vậy là do doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng chậm so với sự gia tăng của vốn cố định bình quân. Đặc biệt năm 2013 lợi nhuận của công ty giảm so với năm 2012 khiến cho hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm gần một nửa. Như vậy một hạn chế cơ bản là tài sản cố định đầu tư mới đã không phát huy được tác dụng. Tài sản cố định tăng liên tục trong các năm 2012 và 2013 song doanh thu và lợi nhuận lại không tăng tương ứng. Máy móc thiết bị mới hầu như ít được dùng trong khi đó vẫn phải tính và trích khấu hao đối với số máy móc thiết bị mới này. Điều đó làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị. Như vậy vốn cố định bình quân tăng nhanh trong khi doanh thu và lợi nhuận tăng lên chậm hoặc giảm đi là một hạn chế trong công tác quản lý sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển...lớn khiến doanh nghiệp bị ứ đọng vốn, giảm tốc độ luân chuyển cũng như sức sinh lợi của vốn lưu động.
Trong cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp có một bộ phận quan trọng nằm trong khâu sản xuất và khâu dự trữ nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục. Bộ phận chủ yếu của vốn lưu động nằm trong khâu sản xuất là giá trị của sản phẩm dở dang hay chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tỷ trọng hai khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và nguyên vật liệu tồn kho trong tổng vốn lưu động của đơn vị đang tăng trong hai năm qua. Nguyên nhân là do chu kỳ kinh doanh kéo dài nên chưa được hoàn thành được một số chỉ tiờu đề ra. Do đó hiện tượng ứ đọng vốn lưu động tác động xấu đến công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp. Đây cũng là một vấn đề cần xem xét tìm ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
PHẦN III