- Đo chiều cao: Dùng th−ớc đo gắn liền với bàn cân Kết quả tính bằng mét (m)
Nồng độ TRAb trung bình của đối t−ợng nghiên cứu
4.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân Basedow 1 Tuổ
4.2.1. Tuổi
Nghiên cứu của chúng tôi gồm 70 bệnh nhân, tập trung chủ yếu ở nhóm 25 – 64 tuổi, trong đó, nhóm 45 – 54 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (24,3%). Nh− vậy, lứa tuổi th−ờng gặp ở bệnh nhân Basedow là tuổi lao động. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 43,57 ± 14,3, không có khác biệt so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác: Bùi Thanh Huyền (2002) [13], Aleksandar Aleksic (2009) [31].
4.2.2. Giới
Trong 70 bệnh nhân, có 54 bệnh nhân nữ (77,1%), nữ chiếm đa số, tỉ lệ nữ/nam= 3,5/1. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu của: Bùi Thanh Huyền (2002) [13], Phan Sỹ An (2008) [2]. Tuy nhiên, tỉ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Đỗ Trung Quân (2000) là nữ/nam = 9/1 [18], Aleksandar Aleksic (2009) có tỉ lệ nữ/nam = 7/1 [31]. Sự khác biệt này có lẽ do sự lựa chọn đối t−ợng nghiên cứu khác nhau: chúng tôi lựa chọn những bệnh nhân Basedow mới, có b−ớu mạch hoặc lồi mắt rõ, loại trừ phụ nữ có thai và đang cho con bú còn các tác giả trên lựa chọn tất cả những bệnh nhân Basedow vào viện.
4.2.3. BMI
Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết các bệnh nhân (chiếm 92,7%), có thể trạng gầy hoặc trung bình khi vào viện, chỉ có 7,3% bệnh nhân thừa cân, không có bệnh nhân béọ Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của
Trần Đình Ngạn, năm 1987 [17], 98,8% bệnh nhân thể trạng gầy hoặc trung bình. Sự khác biệt này có lẽ do nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 60% bệnh nhân gầy sút cân khi phát hiện bệnh, trong nghiên cứu của Trần Đình Ngạn, tỉ lệ này là 98,8%. Đồng thời, do sự phát triển của kinh tế, xã hội và Y học, nên sự phát hiện, chẩn đoán bệnh Basedow sớm hơn tr−ớc đâỵ