Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn huyện tam đảo giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 48 - 53)

4. Ý nghĩa

3.2.1.Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu kiểm kê năm 2012, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện có 23.587,62 ha chiếm 19,07% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.

Trong số 09 đơn vị hành chính của huyện, xã Đạo Trù có diện tích lớn nhất là 7.456,00 ha, chiếm 31,61% tổng diện tích toàn huyện và Thị trấn Tam Đảo có diện tích nhỏ nhất là 214,87 ha, chiếm 0,91% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người toàn huyện là 0,34 ha/người (cao hơn so với mức bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người của tỉnh là 0,12 ha/người).

* Đất nông nghiệp

Tính đến năm 2012, diện tích đất nông nghiệp của huyện có 19.020,42 ha chiếm 80,64% diện tích đất tự nhiên, trong đó:

- Đất trồng lúa có diện tích là 2.618,96 ha; chiếm 13,77% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 11,10% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất lúa nước của huyện tập trung chủ yếu ở các xã như: xã Minh Quang là 498,27 ha, Đạo Trù là 444,80 ha, Tam Quan là 425,81 ha, Hợp Châu là 371,56 ha, Đại Đình là 247,86 ha, Hồ Sơn là 232,48 ha, Yên Dương là 208,83 ha và xã Bồ Lý là 189,35 ha.

- Đất trồng cây lâu năm có diện tích là 1.194,86 ha; chiếm 6,28% đất nông nghiệp và chiếm 5,07% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện được phân bố trên địa bàn các xã và thị trấn, tuy nhiên tập trung nhiều nhất là ở xã Tam Quan với diện tích là 315,00 ha và ít nhất là ở thị trấn Tam Đảo với diện tích là 4,30 ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn - Đất lâm nghiệp: Hiện nay, toàn huyện có là 14.618,35 ha đất lâm nghiệp; chiếm 76,86% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 61,97% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp được phân bố trên toàn bộ các xã, thị trấn của huyện như: xã Bồ Lý 276,80 ha; Đại Đình 2.203,84 ha, Đạo Trù 5.777,70 ha, Hợp Châu 165,65 ha, Hồ Sơn 1.041,53 ha, Minh Quang 3.299,20 ha, Tam Quan 1.503,47 ha, thị trấn Tam Đảo là 155,66 ha và xã Yên Dương là 194,50 ha. Đất lâm nghiệp được chia thành các loại đất chính sau:

- Đất nuôi trồng thủy sản của toàn huyện là 28,00 ha; chiếm 0,15% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 0,12% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất này được phân bố ở các xã: Bồ Lý là 4,92 ha, Đạo Trù là 10,90 ha, Hợp Châu là 3,30 ha, Hồ Sơn là 3,56 ha, Minh Quang là 3,38 ha và xã Tam Quan là 1,94 ha.

Nhìn chung, diện tích đất nuôi trồng thủy sản của toàn huyện còn nhỏ lẻ, chưa có quy mô lớn hay chưa hình thành lên những khu nuôi trồng thủy sản tập trung với quy mô diện tích lớn hơn hoặc bằng 10,00 ha. (Phòng Tài nguyên và Môi trường - UBND huyện Tam Đảo, 2012). [22]

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Tam Đảo năm 2012 TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp NNP 19.020,42 100,00

1 Đất trồng lúa DLN 2.618,96 13,77

2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.194,86 6,28

3 Đất rừng phòng hộ RPH 537,66 2,83

4 Đất rừng đặc dụng RDD 12.328,41 64,82

5 Đất rừng sản xuất RSX 1.752,28 9,21

6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 28,00 0,15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Đất phi nông nghiệp

Huyện có 4.472,02 ha; chiếm 18,96% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó chia ra các loại đất chính như sau:

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Diện tích đất nhằm để xây dựng các trụ sở làm việc của các cơ quan thuộc cơ quan hành chính các cấp, trụ sở làm việc của các tổ chức, đoàn thể, các tổ chức đơn vị sự nghiệp khác trên địa bàn huyện. Năm 2012, diện tích đất là 21,44 ha; chiếm 0,48% đất phi nông nghiệp và chiếm 0,09% tổng diện tích tự nhiên.

Hiện tại trụ sở làm việc của một số đơn vị hành chính cấp xã trong huyện còn nhỏ hẹp, cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng được công việc. Trong thời gian tới cần quan tâm đến vấn đề sử dụng hợp lý quỹ đất này trong đó có cả việc xem xét điều chỉnh vị trí, diện tích đất các công trình hiện có và tăng thêm diện tích cho các công trình mới.

+ Đất quốc phòng, an ninh

Diện tích đất quốc phòng, an ninh của huyện là 656,74 ha; chiếm 14,68% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 2,78% diện tích đất tự nhiên. Trong đó:

Đất quốc phòng có diện tích 361,48 ha; chiếm 8,08% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 1,53% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất an ninh có diện tích 295,26 ha; chiếm 6,60% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 1,25% tổng diện tích đất tự nhiên.

+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

Diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh của huyện là 151,61 ha chiếm 3,39% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 0,64% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn nông nghiệp và chiếm 0,19% diện tích đất tự nhiên.

+ Đất cho hoạt động khoáng sản

Diện tích đất có 13,79 ha; chiếm 0,31% đất phi nông nghiệp và chiếm 0,06% tổng diện tích đất tự nhiên. Khoáng sản trên địa bàn huyện ít về số lượng các mỏ, loại khoáng sản và nhỏ về trữ lượng, nghèo về hàm lượng. Một số khoáng sản quý hiếm như đá quý, đá xây dựng và đá granit phân bố ở thị trấn Tam Đảo và xã Minh Quang, nhưng một số có trữ lượng lớn lại tập trung tại vườn Quốc gia Tam Đảo, do đó điều kiện khai thác hạn chế.

+ Đất có di tích danh thắng

- Diện tích đất có 94,27 ha; chiếm 2,11% đất phi nông nghiệp và chiếm 0,39% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm khuôn viên các di tích cách mạng, di tích văn hóa, các danh lam thắng cảnh.

+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng

Diện tích đất của huyện đến năm 2012 là 55,01 ha; chiếm 1,23% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 0,23% tổng diện tích tự nhiên. Được phân bố ở hầu hết các xã và Thị trấn trừ xã Đạo Trù, phân bố nhiều nhất là ở xã Hồ Sơn với diện tích là 20,77 ha, xã Đại Đình là 20,56 ha. Do đặc thù của huyện có nhiều dân tộc sinh sống nên có nhu cầu tín ngưỡng của người dân khá đông nên tình hình tôn giáo tín ngưỡng của các dân tộc trên địa bàn huyện là rất nhiều, tạo ra sự hình thành các đền, chùa, miếu mạo, nhà thờ…. được nằm giải rác trong các khu dân cư trên địa bàn huyện.

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Với diện tích đất có 90,64 ha; chiếm 2,03% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 0,38% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa phân bố ở khắp các xã và Thị trấn trong địa bàn huyện. Phân bố lớn nhất là ở xã Yên Dương với diện tích là 23,24 ha và ít nhất là ở thị trấn Tam Đảo với diện tích là 0,08 ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

Diện tích đất là 1.624,82 ha; chiếm 36,33% đất phi nông nghiệp và chiếm 6,89% tổng diện tích tự nhiên. Được phân bố ở khắp các xã và Thị trấn trong địa bàn huyện, trong đó: lớn nhất là ở xã Đạo Trù với diện tích là 562,94 ha và ít nhất là ở thị trấn Tam Đảo với diện tích là 1,50 ha.

+ Đất phát triển hạ tầng

Diện tích đất đến năm 2012 là 1.295,54 ha;, chiếm 28,97% diện tích đất phi nông nghiệp và chiếm 5,49% diện tích tự nhiên. (Phòng Tài nguyên và Môi trường - UBND huyện Tam Đảo, 2012), [22]

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Tam Đảo năm 2012

STT Chỉ tiêu Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%) Đất phi nông nghiệp PNN 4.472,02 100,00

1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 21,44 0,48

2 Đất quốc phòng CQP 361,48 8,08

3 Đất an ninh CAN 295,26 6,60

4 Đất khu công nghiệp SKK - -

5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 151,61 3,39 6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 43,94 0,98 7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 13,79 0,31

8 Đất di tích danh thắng DDT 94,27 2,11

9 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 55,01 1,23

10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 90,64 2,03 11 Đất có mặt nước chuyên dung SMN 1.624,82 36,33 12 Đất phát triển hạ tầng DHT 1.295,54 28,97

13 Đất ở ONT 424,22 9,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Đất chƣa sử dụng:

Đến năm 2012, diện tích đất chưa sử dụng của toàn huyện còn 95,18 ha, chiếm 0,4% diện tích tự nhiên, bao gồm:

- Đất bằng chưa sử dụng có 20,56 ha chiếm 21,60% diện tích đất chưa sử dụng trong địa bàn huyện.

- Đất đồi núi chưa sử dụng hiện có 72,80 ha, chiếm 76,49% diện tích đất chưa sử dụng.

- Núi đá không có rừng cây có diện tích 1,82 ha, chiếm 1,91% diện tích đất chưa sử dụng. (Phòng Tài nguyên và Môi trường - UBND huyện Tam Đảo, 2012). [22]

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn huyện tam đảo giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 48 - 53)