Triệu chứng lâm sàng chủ yếu trên lợn mắc PRRS

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và biến đổi bệnh lý của hội chứng rối loạn sinh sản - hô hấp (prrs) trên lợn tại tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 61)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.Triệu chứng lâm sàng chủ yếu trên lợn mắc PRRS

Trong thời gian làm việc tại cơ sở thực hiện đề tài, chúng tôi vừa tiến hành theo dõi biểu hiện lâm sàng trên một số nhóm lợn ở các gia trại có dịch, đồng thời tiến hành thu thập mẫu ở địa phương có lợn mắc PRRS thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, ghi chép các thông tin liên quan qua cán bộ thú y cơ sở và chủ các gia trại nơi có lợn mắc PRRS.

Dưới đây là một số thông tin của các nhóm lợn được chọn nghiên cứu:

Bảng 3.7. Nguồn gốc các nhóm lợn nghiên cứu TT Nhóm lợn Số lƣợng (con) Địa điểm Triệu chứng 1 Lợn con theo mẹ 8 Thuận Thành

- Sốt, yếu ớt, run rẩy, lết chân, chân choãi ra

- Mắt: Có rỉ màu nâu, phù thũng ở mí mắt - Lông xù, da xuất huyết

- Lợn ỉa chảy phân lỏng - Rối loạn hô hấp

2 Lợn sau

cai sữa 8

Thuận

Thành - Sốt cao, viêm phổi, phát ban

3 Lợn Thịt 8 Thuận

Thành - Sốt, khó thở, sưng mí mắt, tím tai 4 Lợn nái

mang thai 5

Thuận

Thành - Sốt, bỏ ăn, viêm phổi, tím tai, sảy thai

5 Lợn nái

nuôi con 5

Thuận Thành

- Giảm ăn, bỏ ăn, lười uống nước - Lờ đờ hoặc hôn mê.

- Đẻ sớm khoảng 2- 3 ngày

- Rối loạn sinh sản: Viêm vú, mất sữa, động dục lẫn lộn,

- Da: Tím đuôi, tím âm hộ, viêm da dị ứng đóng vẩy.

Trên cơ sở theo dõi khi có dịch xảy ra, kết hợp thu thập các thông tin của cán bộ thú y, chủ gia trại nơi lấy mẫu để lập hồ sơ lợn mắc bệnh PRRS. Chúng tôi đã tiến hành xác định được một số triệu chứng lâm sàng chủ yếu của những lợn mắc PRRS ở Thuận Thành – Bắc Ninh, kết quả được trình bày ở Bảng 3.8. và 3.9.

Bảng 3.8. Triệu chứng lâm sàng của lợn nái mắc PRRS

TT Biểu hiện lâm sàng

Lợn nái mang thai (n=5)

Lợn nái nuôi con (n=5) Số con có biểu hiện Tỷ lệ (%) Số con có biểu hiện Tỷ lệ (%) 1 Sốt 5 100 5 100 2 Rỉ mắt, sưng mắt 4 80 2 40 3 Phát ban da 4 80 3 60

4 Giảm ăn, bỏ ăn 5 100 5 100

5 Ho, khó thở 3 60 2 40 6 Táo bón 3 60 3 60 7 Tiêu chảy 0 0 1 20 8 Sảy thai 2 40 0 0 9 Viêm vú, mất sữa 0 0 3 60 10 Thần kinh 1 20 1 20

Bảng 3.9. Triệu chứng lâm sàng của lợn con theo mẹ, lợn sau cai sữa mắc PRRS

TT Biểu hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lâm sàng

Lợn con theo mẹ (n=8)

Lợn sau cai sữa (n=8) Lợn thịt (n=8) Số con có biểu hiện Tỷ lệ (%) Số con có biểu hiện Tỷ lệ (%) Số con có biểu hiện Tỷ lệ (%) 1 Sốt 8 100 8 100 8 100 2 Mí mắt sưng 7 87,5 6 75 6 75 3 Phát ban da 6 75 6 75 7 87,5 4 Tai xanh 3 37,5 4 50 3 37,5

5 Giảm ăn, bỏ ăn 8 100 8 100 7 87,5

6 Chảy nước mũi 6 75 5 62,5 6 75

7 Khó thở, ho 7 87,5 8 100 6 75

8 Táo bón 6 75 3 37,5 4 50

9 Tiêu chảy 7 87,5 3 37,5 3 37,5

10 Rối loạn vận động 7 87,5 6 75 5 62,5

Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của lợn mắc Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, chúng tôi thấy rằng: Triệu chứng lâm sàng của lợn rất thay đổi, phụ thuộc vào các chủng virus, trạng thái miễn dịch của đàn, cũng như điều kiện quản lý chăm sóc. Theo dõi triệu chứng trên các nhóm lợn khác nhau cho thấy:

Các biểu hiện chính của lợn mắc Hội chứng rối loạn hô sinh sản và hô hấp gồm: sốt, chán ăn, bỏ ăn, phát ban, sưng mí mắt, khó thở. Những biểu hiện này thường gặp ở hầu hết các nhóm lợn. Bên cạnh đó, ở mỗi nhóm lợn khác nhau có những biểu hiện không giống nhau, trong đó:

Đối với lợn nái mang thai

Lợn mắc bệnh các triệu chứng kéo dài phổ biến nhất vẫn là sốt, chán ăn, bỏ ăn (100%). Hiện tượng tiêu chảy ít gặp ở lợn nái mang thai (0%). Chúng tôi cho rằng giai đoạn này lợn được chăm sóc cẩn thẩn, chế độ dinh dưỡng hợp lý, sức đề kháng tốt nên ít bị tiêu chảy. Các biểu hiện như phát ban, sưng mí mắt, cũng cao như các nhóm lợn khác (trừ lợn nái nuôi con) (bảng 3.8). Lợn nái có chửa thường bị sảy thai và tỷ lệ này trung bình là 40%, ở những lợn có chửa dưới 2,5 tháng thì tỷ lệ sảy thai cao, ở những lợn có chửa trên 2,5 tháng có hiện tượng thai chết lưu, thai gỗ, đẻ sớm, lợn con đẻ ra yếu ớt tỷ lệ tử vong cao. Kết quả của chúng tôi là phù hợp với báo cáo của Nguyễn Văn Thanh (2007) [9].

Đối với lợn nái nuôi con

Các biểu hiện của nhóm lợn này cũng tương tự nhóm lợn nái mang thai. Tuy nhiên tỉ lệ con rỉ mắt, sưng mắt (40%) và phát ban da (60%) thấp hơn ở lợn nái mang thai (80% và 80%). Đáng chú ý là viêm vú, mất sữa chiếm tỉ lệ rất cao 60%. Kết quả này của chúng tôi cao hơn hẳn báo cáo của Lê Văn Năm (2007) [8], do trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chỉ lựa chọn 5 lợn nái nuôi con (số lượng không nhiều) nên xác suất hiện tượng này rất cao. Quan sát chúng tôi thấy lợn mắc PRRS thường mất sữa, viêm vú, viêm tử cung, động dục lẫn lộn. Nếu để bệnh kéo dài không điều trị kịp thời sẽ kế phát sang viêm phổi nặng và dẫn đến lợn chết.

Các kết quả nghiên cứu của đề tài về triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn mắc PRRS hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu đã được công bố của các tác giả Nguyễn Hữu Nam và Nguyễn Thị Lan (2007) [6], Nguyễn Văn Thanh (2007) [9], Phạm Ngọc Thạch và Đàm Văn Phải (2007) [11].

Đối với lợn con theo mẹ

Các biểu hiện lâm sàng chung như: Sốt, bỏ bú, sưng mí mắt chiếm tỉ lệ cao nhất cụ thể 100% con sốt cao, 100% con bỏ bú, 87,5% con sưng mí mắt, tiêu chảy, rối loạn vận động. Kết quả quan sát cho thấy tiêu chảy và táo bón là các biểu hiện thường gặp chiếm tỉ lệ cao (tiêu chảy chiếm 87,5%, táo bón 75%). Lý giải cho hiện tượng này chúng tôi cho rằng do bộ máy tiêu hoá của lợn chưa hoàn chỉnh nên khi bị virus tác động sẽ gây rối loạn tiêu hoá. Biểu hiện khó thở chiếm 87,5% tỉ lệ thấp hơn so với nhóm lợn sau cai sữa (100%). Hiện tượng tai xanh ở nhóm lợn con theo mẹ có tỉ lệ thấp nhất chỉ chiếm tỉ lệ 37,5%, trong khi đó ở lợn sau cai sữa tỉ lệ này chiếm 50%. Kết quả này cũng đã được Lê Văn Năm (2007) [8] báo cáo.

Quan sát chúng tôi còn nhận thấy một lượng ít lợn thường bị xù lông, , viêm khớp, run rẩy, đi đứng siêu vẹo.

Đối với lợn sau cai sữa

Biểu hiện lâm sàng của lợn sau cai sữa cũng giống biểu hiện lâm sàng của các nhóm lợn con theo mẹ. Tuy nhiên tỉ lệ biểu hiện của từng chỉ tiêu lại khác nhau. Chiếm tỉ lệ cao nhất là sốt, chán ăn, bỏ ăn (100% lợn bệnh có biểu hiện này). Hiện tượng khó thở chiếm 100% cao nhất trong các nhóm lợn nghiên cứu cụ thể là: lợn mang thai chiếm 60%, nái nuôi con chiếm 40%, lợn con theo mẹ chiếm 87,5%. Giải thích cho sự khác biệt này chúng tôi cho rằng lợn sau cai sữa nhu cầu trao đổi chất cao dẫn đến nhu cầu oxi tăng lên, trong khi đó phổi viêm làm cho lợn càng khó thở hơn. Kết quả này là phù hợp với báo cáo của Phạm Ngọc Thạch và Đàm Văn Phải (2007) [11]. Các triệu chứng lâm sàng khác như: phát ban, mí mắt sưng, tai xanh cũng luôn chiếm một tỉ lệ cao trong các lợn mắc bệnh.

Hiện tượng tiêu chảy và táo bón ở lợn này chiếm tỉ lệ thấp (táo bón chiếm 37,5%, tiêu chảy chiếm 37,5%), Rossow (1998) [43], cũng có kết luận

tương tự khi nghiên cứu trên nhóm lợn này. Qua quan sát chúng tôi thấy trong nhóm mắc bệnh có con táo bón, con tiêu chảy nhưng bắt gặp các trường hợp lợn bị tiêu chảy nhiều hơn táo bón, lợn con sau cai sữa thường tiêu chảy nặng, phân loãng có nhiều màu khác nhau như: vàng nhạt, xám nhưng không có mùi đặc trưng, lợn chán ăn, lông xơ xác.

Đối với lợn thịt

Quan sát những triệu chứng lâm sàng trên nhóm lợn này chúng tôi thấy, lợn choai mắc PRRS 100% sốt cao, tỉ lệ lợn chán ăn, bỏ ăn (chiếm 87,5%), thấp hơn lợn con theo mẹ (100%) và lợn con sau cai sữa (100%). Có thể trong giai đoạn này sức đề kháng của lợn cao hơn nên mặc dù mắc bệnh nhưng lợn vẫn ăn uống bình thường.

Biểu hiện thường gặp và chiếm tỉ lệ cao thứ hai là hiện tượng khó thở chiếm 75%. Hiện tượng khó thở thể hiện rõ, lợn thở thể bụng, tần số hô hấp tăng, nhiều con khó thở phải há mồm, ngồi thở như chó ngồi, nhất là trong những ngày có thời tiết nóng, giai đoạn cuối của bệnh lợn thở hắt ra, đôi khi lợn có biểu hiện chảy nước mũi. Kết quả này cũng được Phạm Ngọc Thạch và Đàm Văn Phải (2007) [11] và Lê Văn Năm (2007) [8] báo cáo. Các triệu chứng chung vẫn chiếm một tỉ lệ cao, 75% sưng mí mắt, 87,5% phát ban, 62,5% rối loạn vận động.

Hiện tượng táo bón ở nhóm lợn này chiếm tỉ lệ 50% cao hơn tiêu chảy (37,5%). Theo chúng tôi, kết quả này có thể giải thích như sau: táo bón là biểu hiện khi lợn bị sốt cao do mất nước, lợn sốt cao làm rối loạn điều hoà thân nhiệt, dẫn đến rối loạn tiêu hoá, lợn bị tiêu chảy.

Ở lợn thịt mắc PRRS các triệu chứng lâm sàng thường kéo dài và không phân biệt rõ ràng do lợn bệnh thường kế phát nhiều bệnh khác

Hình 3.1. Một số hình ảnh triệu chứng lâm sàng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ảnh 3.1 Triệu chứng tai xanh Ảnh 3.2. Lợn bị phát ban

Ảnh 3.3 Lợn bị sưng mí mắt Ảnh 3.4. Lợn ủ rũ, tím tai, phát ban

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và biến đổi bệnh lý của hội chứng rối loạn sinh sản - hô hấp (prrs) trên lợn tại tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 61)