3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.7.4. Kỹ thuật RT-PCR
Dùng phản ứng RT- PCR phân tích mẫu máu (được lấy trong giai đoạn đầu của pha cấp tính) để xác định sự có mặt của virus, đây là phản ứng tương đối nhạy và chính xác.
Có thể phân lập virus PRRS từ huyết thanh, phổi, hạch amidan,…tuy nhiên virus PRRS có đặc điểm khó phân lập và khó quan sát bệnh tích tế bào. Virus thích hợp nhất trên tế bào đại thực bào ở phổi lợn, tuy nhiên mỗi lần phân lập đều phải sản xuất lại tế bào, giữa các lô tế bào được sản xuất ra có sự biến đổi khác nhau và độ mẫn cảm với virus PRRS cũng khác nhau. Trong phòng thí nghiệm PRRS thích ứng trên các loại tế bào như: CL2621, PAM, Marc-145… trong đó tế bào thận khỉ châu Phi Marc-145 thường được sử dụng nhiều nhất (Anette, 1997) [15].
1.7.5. Các vi khuẩn kế phát
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus PRRS thường tấn công, phá huỷ và giết chết đại thực bào, đặc biệt là đại thực bào vùng phổi. Kết quả làm suy giảm hệ thống phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Hệ thống phòng vệ của cơ thể bị suy giảm là điều kiện lý tưởng cho các mầm bệnh khác kế phát.
Bảng 1.5. Một số mầm bệnh kế phát thƣờng gặp trong ca nhiễm PRRS
STT Vi khuẩn Gây bệnh
1 Mycoplasma hyopneumoniae Suyễn
2 Actinobacilus pleuropneumoniae APP
3 Pasteurella multocida Tụ huyết trùng
4 Haemophilus parasuis Viêm đường hô hấp
5 Bordetella bronchiseptica Viêm teo mũi
6 Streptococcus suis Liên cầu khuẩn
7 Salmonella spp Phó thương hàn
8 E. coli E.coli
9 Clostridium spp Viêm ruột hoại tử
1.8. Phòng và điều trị bệnh
1.8.1. Vệ sinh phòng bệnh
Để phòng PRRS cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, nhất là trong điều kiện thực tế của Việt Nam. Để các biện pháp vệ sinh phòng bệnh đạt hiệu quả, việc thay đổi phương thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi lớn tập trung, nhập con giống phải khoẻ mạnh rõ nguồn gốc đóng vai trò quan trọng đầu tiên. Bên cạnh đó, cần phải áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh an toàn thú y. Thường xuyên chăm sóc tốt cho lợn để nâng cao sức đề kháng cho lợn, đối với lợn mới mua về không rõ nguồn gốc cần cách ly ít nhất 3 tuần để theo dõi.
1.8.2. Phòng bệnh bằng vaccine
Các nghiên cứu đã thấy rằng dùng vaccine chống lại virus gây PRRS có thể tạo ra miễn dịch phòng hộ và vaccine có tác dụng làm giảm các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Tuy nhiên, lợn được tiêm vaccine vẫn có thể bị nhiễm mầm bệnh và phát bệnh.
Về cơ bản, hiện nay có hai loại vaccine đã và đang được sử dụng gồm vaccine sống nhược độc và vaccinee chết, nhưng vaccine nhược độc tạo miễn dịch tốt hơn. Ngoài ra, cần tiêm đầy đủ các loại vaccine phòng các bệnh sau: Dịch tả lợn, Phó thương hàn, Đóng dấu lợn, Tụ huyết trùng,… vì virus PRRS làm suy giảm hệ thống miễn dịch của lợn bệnh dẫn đến lợn mắc các bệnh kế phát trên nếu không được tiêm đầy đủ các loại vaccine trên.
1.8.3. Điều trị
Đây là một bệnh do virus gây ra do đó, không có thuốc điều trị đặc hiệu cho PRRS. Chỉ điều trị các bệnh bội nhiễm do vi khuẩn gây ra như: dịch tả lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn, suyễn lợn, liên cầu khuẩn,..do đó hiện nay chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh này. Chỉ có thể sử dụng một số
thuốc tăng cường sức đề kháng cho lợn như vitamin C nồng độ cao (có thể gấp hai lần so với liều điều trị thông thường), khoáng vi lượng, sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng để điều trị cho lợn mắc bệnh kế phát. Điều trị phải đầy đủ, đúng liều, đủ thời gian. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao an toàn sinh học, thực hiện tốt quy tắc chăn nuôi “cùng vào, cùng ra”. Thực hiện việc vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, phương tiện vận chuyển ra vào trại, vệ sinh tốt đối với người ra vào chuồng trại, công nhân làm việc trong trại; xử lý tốt phân, rác thải bằng phương pháp hoá học hoặc sinh học.
CHƢƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành với đối tượng là lợn nghi mắc PRRS ở mọi lứa tuổi thuộc tỉnh Bắc Ninh, ở các nhóm khác nhau bao gồm:
- Lợn con theo mẹ - Lợn sau cai sữa - Lợn nái mang thai - Lợn nái nuôi con - Lợn thịt
2.2. Địa điểm thực hiện đề tài
Đề tài được chúng tôi thực hiện tại Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung Ương, Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh và các địa phương của tỉnh Bắc Ninh.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình dịch PRRS tại tỉnh Bắc Ninh từ năm 2010 – 2013: + Tình hình dịch PRRS các năm 2010, 2011, 2012.
+ Tình hình dịch PRRS năm 2013.
- Một số đặc điểm dịch tễ học của dịch PRRS từ năm 2010 – 2013: + Biến đổi tỷ lệ mắc PRRS theo mùa.
+ Biến đổi tỷ lệ mắc bệnh PRRS theo từng loại lợn. - Nghiên cứu biến đổi bệnh lý đại thể trên lợn nhiễm PRRS.
- Nghiên cứu biến đổi bệnh lý vi thể trên lợn nhiễm PRRS.
2.4. Nguyên vật liệu và các thiết bị dùng trong nghiên cứu
- Số liệu dịch bệnh PRRS của Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh, và Cục Thú y từ năm 2010 - 2013 được tổng hợp theo biểu mẫu của Cục Thú y.
- Mẫu bệnh phẩm được sử dụng trong nghiên cứu là: Phổi, hạch phổi, tim, gan, lá lách, thận… của các nhóm lợn mắc PRRS.
- Hoá chất sử dụng làm tiêu bản vi thể, trong nuôi cấy tế bào, nhuộm hóa miễn dịch: formol 10%, cồn, xylen, parafin, thuốc nhuộm haematoxylin, thuốc nhuộm eosin, môi trường nuôi cấy DMEM, FSB, kháng sinh, DMSO, trypsin, EDTA, PBS, kháng thể kháng PRRS, kháng kháng thể tương ứng chẩn đoán PRRS, muối NaHCO3…
- Tủ lạnh, tủ ấm 370C, tủ sấy, buồng cấy vô trùng.
- Máy đúc tự động, máy cắt Microtome, máy ly tâm lạnh, máy votex, máy PCR, máy chạy điện di, máy chụp ảnh gel.
- Các dụng cụ khác gồm: Lam kính, kính hiển vi, bình nuôi cấy tế bào, ống eppendoft, pipet, găng tay…
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học
- Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả (Descriptive study), nghiên cứu dịch tễ học phân tích (Analytic study) và nghiên cứu dịch tễ học thực nghiệm.
- Phương pháp dịch tễ học nghiên cứu hồi quy dựa vào bảng câu hỏi điều tra để tổng hợp các thông tin về các ổ dịch.
- Phương pháp dịch tễ học thực địa dựa vào việc điều tra ổ dịch để tổng hợp các yếu tố nguy cơ làm phát tán lây lan dịch bệnh và so sánh đối chiếu các thông tin của một số ổ dịch.
2.5.2. Phương pháp quan sát
Để xác định được triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn mắc PRRS, chúng tôi tiến hành quan sát, ghi chép, thống kê các biểu hiện của lợn từ khi xuất hiện những dấu hiệu bệnh lý đầu tiên. Đồng thời dựa vào các đặc
điểm dịch tễ học, những can thiệp trong quá trình bệnh xảy ra cũng như thu thập các thông tin liên quan. Tiến hành phân tích, thống kê để đưa ra những kết quả chính xác. Xác định chính xác những triệu chứng lâm sàng chủ yếu có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho các bước thí nghiệm tiếp theo.
2.5.3. Phương pháp mổ khám
Để xác định được các biển đổi đại thể của các cơ quan, tổ chức của lợn mắc PRRS cần tiến hành mổ khám những lợn có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh. Lợn bệnh được cố định cẩn thận, tiến hành lấy máu từ vịnh tĩnh mạch cổ. Lột da và bộc lộ xoang ngực, xoang bụng, tách các cơ quan nội tạng khỏi cơ thể quan sát và chụp ảnh. Tiến hành thu mẫu các cơ quan như: phổi, hạch phổi, tim, gan, lá lách… ngâm trong formol 10% làm tiêu bản vi thể.
2.5.4. Phương pháp làm tiêu bản bệnh lý
Từ những mẫu bệnh phẩm có các biến đổi đại thể cần tiến hành làm tiêu bản để xác định bệnh tích vi thể chủ yếu của bệnh. Phương pháp làm tiêu bản vi thể theo quy trình tẩm đúc bằng parafin, nhuộm Haematoxilin – Eosin (HE). Các bước của quá trình làm tiêu bản vi thể như sau:
Cố định bệnh phẩm:
Ngâm miếng tổ chức vào dung dịch formol 10%.
Vùi bệnh phẩm:
Tiến hành lần lượt các bước sau:
- Rửa focmol: Rửa dưới vòi nước chảy nhẹ trong 24h. - Đưa mẫu vào hệ thống máy chuyển đúc mẫu tự động. Hệ thống máy chuyển đúc mẫu tự động bao gồm 12 bình.
Bảng 2.1. Quy trình hoạt động của hệ thống máy chuyển đúc mẫu tự động
Bình Hoá chất Thời gian (giờ)
1 Cồn 600 C 1:00 2 Cồn 600 C 1:00 3 Cồn 700 C 1:30 4 Cồn 800 C 1:30 5 Cồn 960 C 1:30 6 Cồn 1000 C 1:30 7 Cồn 1000 C 1:30 8 Cồn 1000 C 1:30 9 Xylen 1:30 10 Xylen 1:30 11 Parafin 2:00 12 Parafin 2:00 Đúc block
Đúc mẫu bệnh phẩm trong parafin
Cắt dán mảnh và cố định tiêu bản
Cắt mảnh: Bằng máy cắt microtome.
Tãi mảnh: Tãi lát cắt bằng phẳng trên phiến kính trong nước ấm 480
C. Sau đó để tủ ấm 370C đến khi bệnh phẩm khô là có thể đem nhuộm được.
Nhuộm tiêu bản
Các bước tiến hành:
+ Khử parafin: Cho tiêu bản qua hệ thống xylen gồm 3 lọ: Xylen I : 6h
Xylen II : 6h Xylen III : 12h
+ Khử xylen: Cho tiêu bản qua hệ thống cồn gồm 4 lọ: Cồn 1000 : 2 lần (mỗi lần 1 phút)
Cồn 950 : 1 lần Cồn 700 : 1 lần Cồn 500 : 1 lần
+ Khử cồn: Cho dưới vòi nước chảy 15 phút. + Nhuộm Haematoxylin (nhuộm nhân tế bào).
Nhỏ Haematoxylin ngập tiêu bản trong 5 phút, rửa nước. Sau đó cho tiêu bản qua hệ thống cồn:
Cồn 500 : 1 lần Cồn 700 : 1 lần Cồn 950 : 1 lần Cồn 1000 : 2 lần Rửa tiêu bản
+ Nhuộm Eosin (nhuộm nguyên sinh chất của tế bào). Nhỏ Eosin ngập tiêu bản khoảng 5 – 10 phút, rửa nước. Cho tiêu bản qua hai lọ cồn 1000
mỗi lọ 1 phút.
+ Tẩy cồn, làm trong tiêu bản: Cho tiêu bản đi qua xylen.
Gắn Baume canada
Nhỏ một giọt Baume canada lên lamen rồi gắn nhanh lên tiêu bản khi vẫn còn xylen trên tiêu bản. Kiểm tra tiêu bản trên kính hiển vi quang học.
2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được qua quá trình theo dõi thí nghiệm được xử lý bằng các phần mềm Excel.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Diễn biến tình hình dịch PRRS tại tỉnh Bắc Ninh từ 2010 - 2013
3.1.1. Diễn biến tình hình dịch PRRS năm 2010 – 2013
Năm 2010: Dịch PRRS lần đầu tiên xuất hiện vào ngày 06/04/2010 và
gây ra những tổn thất đáng kể cho ngành chăn nuôi lợn toàn tỉnh. Số liệu các ổ dịch năm 2010 được tóm tắt tại Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tổng hợp số liệu tình hình dịch PRRS năm 2010 TT Huyện (Thành phố) Số phƣờng, xã có dịch Số lợn ốm Số lợn khỏi Số lợn chết, hủy Tỷ lệ chết, hủy 1 TP. Bắc Ninh 14 2.307 1.211 1.096 47,5% 2 Gia Bình 14 7.556 4.940 2.616 34,6% 3 Lương Tài 14 7.840 5.234 2.606 33,2% 4 Quế Võ 21 7.934 3.917 4.017 50,6% 5 Thuận Thành 18 17.630 8.433 9.197 52,2% 6 Tiên Du 13 10.945 6.197 4.748 43,4% 7 Từ Sơn 12 3.666 2.151 1.515 41,3% 8 Yên Phong 14 6.195 2.248 3.947 63,7% Tổng số 120 64.073 34.331 29.742 46,4%
Trong năm 2010, dịch PRRS xuất hiện tại 120 phường/xã thuộc 8 thành phố/huyện của tỉnh Bắc Ninh. Tổng số lợn ốm là 64.073 con, số chết và tiêu hủy là 29.742 con (chiếm 46,4%).
Dịch xảy ra nhiều nhất tại huyện Thuận Thành với 17.630 lợn ốm, chiếm 27,5% trong tổng số lợn ốm của toàn tỉnh.
Huyện Yên Phong có tỷ lệ lợn chết trên tổng số lợn ốm cao nhất: 3.947/6.195, chiếm 63,7%.
Quế Võ là huyện có số xã mắc nhiều nhất (21 xã), tiếp đó đến Thuận Thành (18 xã), Từ Sơn là huyện có số xã mắc ít nhất (12 xã)
Tỷ lệ lợn mắc bệnh và lợn chết do PRRS năm 2010 được thể hiện trên biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.1. Tình hình dịch tại tỉnh Bắc Ninh và tỷ lệ lợn chết do PRRS năm 2010
Năm 2011: Dịch PRRS tiếp tục bùng phát tại tỉnh Bắc Ninh gây tổn
thất nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn. Tình hình dịch PRRS năm 2011 đuợc tổng hợp tại Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Tổng hợp số liệu tình hình dịch PRRS năm 2011 TT Thành phố/huyện Lợn ốm do PRRS Số lợn chết/hủy do PRRS Tỷ lệ chết/hủy Nái mang thai Thịt Nái nuôi con Tổng số ốm Nái mang thai Thịt Nái nuôi con Tổng số chết 1 TP Bắc Ninh 0 0 0 0 0 0 0 0 0% 2 Gia Bình 1 42 10 53 1 42 10 53 100% 3 Lương Tài 7 183 144 334 7 183 144 334 100% 4 Quế Võ 0 12 0 12 0 12 0 12 100% 5 Thuận Thành 0 394 48 442 0 394 48 442 100% 6 Tiên Du 0 0 0 0 0 0 0 0 0% 7 Từ Sơn 0 0 0 0 0 0 0 0 0% 8 Yên Phong 0 0 0 0 0 0 0 0 0% Tổng số 8 631 202 841 8 631 202 841 100%
Dịch xảy ra một đợt từ 04/05/2011 đến 09/06/2011 tại 4 huyện: Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Thuận Thành. Tổng số lợn mắc bệnh là 841 con, số chết và buộc tiêu hủy là 841 (chiếm 100%).
Tỷ lệ mắc bệnh, chết và tiêu hủy cao nhất là lợn thịt 631/841 con, chiếm 75%. Huyện có tỷ lệ mắc bệnh, chết và tiêu hủy cao nhất là Thuận Thành 442 con (53,5%), tiếp đó là Lương Tài 334 con (39,7%) và thấp nhất là Quế Võ 12 con (1,4%). Thuận Thành là một huyện cửa ngõ giáp danh với rất nhiều tỉnh/thành khác nhau như: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, chính vì vậy mà ở đây dịch thường nổ ra sớm và tỷ lệ mắc cũng như chết rất cao so với các huyện khác trong tỉnh.
Tỷ lệ lợn mắc bệnh và lợn chết do PRRS năm 2011 được thể hiện trên biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.2. Tình hình dịch tại tỉnh Bắc Ninh và tỷ lệ lợn chết do PRRS năm 2011
Nhìn chung năm 2011, Chi cục Thú y tỉnh Bắc Ninh đã chủ động triển khai công tác phòng chống dịch PRRS rộng khắp trên địa bàn của tỉnh nên thiệt hại do dịch gây ra đã giảm đáng kể so với năm 2010.
Năm 2012: Dịch PRRS tái xuất hiện từ ngày 27/4/2012 tại xã Đại Lai,
huyện Gia Bình. Sau đó, dịch tiếp tục lan rộng ra các huyện khác trên toàn tỉnh, được tổng hợp ở Bảng 3.3. Bảng 3.3. Tổng hợp số liệu tình hình dịch PRRS năm 2012 TT Thành phố/huyện Lợn ốm do PRRS Số lợn chết/hủy do PRRS Tỷ lệ chết/ hủy Nái mang thai Thịt Nái nuôi con Tổng số ốm Nái mang thai Thịt Nái nuôi con Tổng số chết 1 TP Bắc Ninh 0 185 0 185 0 53 0 53 28,6% 2 Gia Bình 483 3.558 1.648 5.689 152 1.267 1.111 2.530 44,5% 3 Lương Tài 17 283 31 331 12 118 13 143 43,2% 4 Quế Võ 52 636 125 813 15 268 118 401 49,3% 5 Thuận Thành 50 360 90 500 4 71 0 75 15% 6 Tiên Du 43 497 45 585 9 100 26 135 23,1% 7 Từ Sơn 0 0 0 0 0 0 0 0 0% 8 Yên Phong 0 0 0 0 0 0 0 0 0% Tổng số 645 5.519 1.939 8.103 192 1.877 1.268 3.337 41,2%
Trong năm 2012, dịch xảy ra trên 6 thành phố/huyện: TP. Bắc Ninh và các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Du. Tổng số lợn mắc bệnh là 8.103 con, số lợn chết/hủy là 3.337 con (chiếm 41,2%).
Gia Bình là huyện có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất 5.689/8.103 con (chiếm 70,2%), tiếp đến là Quế Võ 813/8.103 (chiếm 10%), thành phố Bắc Ninh có tỷ lên mắc thấp nhất (chiếm 2,3%) và 2 huyện không có dịch xảy ra là Từ Sơn, Yên Phong.
Quế Võ là huyện có tỷ lệ lợn chết trên tổng số lợn mắc bệnh cao nhất: 401/813 (chiếm 49,3%).
Tỷ lệ lợn mắc bệnh và lợn chết do PRRS năm 2012 được thể hiện trên biểu đồ 3.3
Biểu đồ 3.3. Tình hình dịch tỉnh Bắc Ninh và tỷ lệ lợn chết do PRRS năm 2012
Qua biểu đồ 3.3, cho thấy tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết/hủy cao nhất trên