Phòng ngừa rủi ro trong huy động vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ Hà Nội (Trang 34 - 35)

c. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế

3.2.7. Phòng ngừa rủi ro trong huy động vốn

Phòng ngừa rủi ro lãi suất

Như đã trình bày ở chương 1, một trong những yếu tố gây ra rủi ro lãi suất là NH không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ của NH. Nếu NH duy trì sự cân bằng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ thì có thể tránh được rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn các NHTM có kỳ hạn tài sản có dài hơn kỳ hạn nợ vì NH thường sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho vay trung, dài hạn. Trong trường hợp này chi nhánh có thể phòng chống rủi ro lãi suất bằng cách áp dụng các chính sách lãi suất thay đổi với những khoản vay lớn và có kỳ hạn dài. Trên thực tế, Chi nhánh có thể sử dụng các hợp đồng giao dịch kỳ hạn, giao dịch tương lai, giao dịch quyền chọn và giao dịch hoán đổi nhằm đảm bảo rủi ro lãi suất khi có sự không cân xứng về thời lượng giữa tài sản có và tài sản nợ của NH.

-Hợp đồng kỳ hạn sẽ tránh được rủi ro trong trường hợp đúng vào thời điểm cho vay mức lãi suất thị trường giảm xuống. Phương pháp này cho phép phân tán rủi ro với khách hàng.

-Hợp đồng tương lai: Giống như hợp đồng lãi suất có kỳ hạn, nó tạo ra khả năng ấn định trước lãi suất cho một thời hạn trong tương lai. Đặc điểm nối bật của hợp đồng này là không có sự thay đổi về lượng tiền gốc mà chỉ có các khoản chênh lệch lãi suất được trả theo số lượng tiền gốc và ngày thanh toán.

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá

khoa: Tài chính

Chi nhánh nên nên duy trì sự cân xứng về trạng thái ngoại hối giữa tài sản Có và tài sản Nợ.

Đối với các khoản cho vay bằng ngoại tệ chi nhánh nên sử dụng một nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tương ứng. Khi số dư tiền gửi ngoại tệ tại chi nhánh tăng lên do khách hàng gửi nhiều ngoại tệ vào chi nhánh, chi nhánh chủ động tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay ngoại tệ, mở rộng cho vay ngoại tệ hoặc mua các giấy tờ có giá phát hành bằng ngoại tệ tương ứng với phần tiền gửi ngoại tệ tăng thêm tại chi nhánh. Ngược lại, khi khách hàng rút tiền gửi bằng ngoại tệ ra nhiều làm giảm số dư tiền gửi ngoại tệ, chi nhánh nên hạn chế cho vay, tích cực thu hồi các khoản vay quá hạn.

-Chi nhánh nên tham gia các giao dịch về ngoại tệ sao cho tổng các giá trị hợp đồng mua vào một ngoại tệ nào đó bằng tổng giá trị các hợp đồng bán ra của ngoại tệ đó

-Xây dựng tỉ giá các loại ngoại tệ so với VND một cách linh hoạt, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh và lợi nhuận, tăng trưởng nguồn vốn và có ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của khách hàng.

- Đa dạng hoá hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT – chi nhánh Láng Hạ Hà Nội (Trang 34 - 35)

w