Nắm bắt được tiềm năng và lợi thế, trong những năm qua, ngành Du lịch, chính quyền địa phương 5 tỉnh Tây Nguyên và các nhà doanh nghiệp, những người làm du lịch đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành và phát triển nhiều loại hình du lịch góp phần rất quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội toàn khu vực. Các doanh nghiệp và địa phương đã đẩy mạnh việc quảng bá, phát triển; xây dựng nhiều hình ảnh đẹp đẽ về những tuyến du lịch gắn liền với các vùng tự nhiên còn nguyên sơ và các buôn làng dân tộc thiểu số chưa có sự pha trộn, còn đậm đặc bản sắc Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa danh như Đà Lạt, Buôn Đôn... đã trở thành những điểm đến nổi tiếng có thương hiệu trong nước và quốc tế; nhất là Đà Lạt không những có nhiều danh lam thắng cảnh mà hệ thống hạ tầng cùng môi trường kinh doanh du lịch thuận lợi cũng đã được xây dựng đảm bảo.
Tham luận tại nhiều cuộc gỡ, nhiều đại biểu cũng đã nêu bật về hạn chế chung của du lịch Tây Nguyên hiện nay là việc đầu tư cho du lịch còn manh mún và chưa đủ tầm. Với tài nguyên du lịch phong phú và trải đều ở khắp nơi nhưng cho đến nay các điểm, các tuyến du lịch ở Tây Nguyên vẫn chưa được tổ chức thành một hệ thống hoàn chỉnh, làm cơ sở để xây dựng các chương trình du lịch đa dạng. Hệ thống tuyến du lịch đang khai thác còn ít và rời rạc, chưa tạo được sự liên kết phối hợp giữa các địa phương trong cùng một loại hình tài nguyên. Ấn tượng về các điểm đến ở Tây Nguyên chưa thực sự lôi cuốn do chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch còn đơn sơ, tạo cảm giác trùng lặp, đơn điệu, chưa đi vào khai thác sự độc đáo khác biệt của từng vùng, từng điểm, từng loại hình.
Những người làm du lịch Tây Nguyên cũng đã đưa ra nhiều ý kiến mang tính giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch Tây Nguyên phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông cần phải được đẩy nhanh hơn nữa. Mong rằng qua cuộc gặp gỡ này sẽ tạo nên một sự liên kết chặt chẽ cả trong
đầu tư và quảng bá thương hiệu; mối quan hệ giữa các địa phương, của những người làm du lịch sẽ ngày càng gắn kết liên hoàn để thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, góp phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân”.Được đánh giá có nhiều lợi thế cho việc phát triển du lịch, nhưng hiện tại, du lịch Tây Nguyên mới chỉ phát triển tự phát. Do đó cần sớm có quy hoạch vùng phát triển du lịch Tây Nguyên để tạo đà thu hút đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm du lịch nơi đây.
Địa bàn Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển những sản phẩm du lịch đặc sắc và hấp dẫn. Trước hết là hệ sinh thái (HST) rừng khô hạn và HST núi cao. Những giá trị "du lịch xanh" trên tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia: YokDon, Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Chư Mom Ray (Kon Tum), Chư Prong (Gia Lai) và Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng), khu bảo tồn tự nhiên Ngọc Linh (Kon Tum). Đây là thuận lợi cơ bản để xây dựng những sản phẩm du lịch sinh thái mang bản sắc riêng của Tây Nguyên. Bên cạnh đó, sự hấp dẫn của du lịch Tây Nguyên sẽ không thể có được nếu thiếu những giá trị văn hóa bản địa đa dạng, phong phú và đặc sắc mà tiêu biểu là “Không gian cồng chiêng Tây Nguyên” đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Đại diện Hiệp hội Du lịch Gia Lai cho rằng, trong khu vực Tây Nguyên, sản phẩm du lịch có nhiều nét tương đồng về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. Vì vậy, mỗi tỉnh cần xây dựng và lựa chọn một vài loại hình du lịch đặc trưng, tránh sự trùng lắp để định hướng đầu tư. Trong các tỉnh Tây Nguyên, ngoại trừ Lâm Đồng có thương hiệu điểm đến khá tốt, các tỉnh còn lại cần tập trung đầu tư một vài điểm nhấn, chẳng hạn ở Đắk Lắk có voi Bản Đôn, Kon Tum có khu du lịch ở Măng Đen…
Các doanh nghiệp lữ hành nhận định, thế mạnh bậc nhất của Tây Nguyên vẫn là các tour du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Lâu nay, các tỉnh Tây Nguyên đã khai thác những thế mạnh này để phục vụ du khách, nhưng việc đầu tư cho các thế
mạnh này còn quá yếu, thậm chí nhiều nơi chỉ khai thác mà thiếu đầu tư. Để đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch, các tỉnh có thể phát triển tour tham quan các ngọn thác kỳ vĩ, du lịch leo núi (trecking), du lịch mạo hiểm, du lịch thám hiểm, nghỉ dưỡng, tổ chức hội họp...
Để khai thác tiềm năng du lịch to lớn vùng Tây Nguyên không thể thiếu sự liên kết, trước hết là liên kết liên vùng với khu vực miền Trung, đặc biệt với khu vực Nam Trung bộ. Ông Phạm Trung Lương cho rằng, liên kết cấp vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm bởi vùng duyên hải Nam Trung bộ có lợi thế là nghỉ dưỡng biển; trong khi Tây Nguyên với thế mạnh là rừng núi, hệ sinh thái và du lịch văn hóa. Bên cạnh đó, cự ly di chuyển từ Nam Trung bộ lên Tây Nguyên khá gần để kéo khách lên. Nhìn cấp độ liên kết vùng, sân bay quốc tế Cam Ranh đi vào hoạt động sẽ không chỉ thúc đẩy du lịch vùng Nam Trung bộ phát triển mà còn có ý nghĩa đặc biệt, trực tiếp thúc đẩy du lịch Tây Nguyên phát triển.
Với đường biên giới dài hàng trăm km, có nhiều cửa khẩu với các nước Lào và Campuchia, Tây Nguyên còn có ý nghĩa đặc biệt đối với quá trình hội nhập của du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế. Do đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi mở các tuyến du lịch liên vùng và các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan…
Phát triển du lịch Tây Nguyên cũng đi liền với việc bảo tồn, không để biến dạng văn hóa truyền thống Tây Nguyên. Để làm được điều này thì cần phải khắc phục tình trạng chặt phá rừng.Việc mất rừng diễn ra với tốc độ nhanh trong những năm gần đây cũng khiến văn hóa truyền thống Tây Nguyên bị mai một hoặc biến dạng một cách nhanh chóng. Nhiều buôn làng không còn biết tiếng chiêng, không còn người biết cầu cúng thần linh, không còn người biết kể sử thi, hàng ngàn bộ cồng chiêng dần biến mất, hàng ngàn tượng nhà mồ bị mục nát theo thời gian. Du lịch sinh thái và du lịch văn hóa ở Tây Nguyên đều gắn bó với rừng, không có rừng
thì Tây Nguyên không còn du lịch sinh thái. Rừng và con người Tây Nguyên có mối gắn bó mật thiết với nhau, rừng là không gian sinh tồn, không gian văn hóa, cội nguồn sinh ra các truyền thuyết, sử thi.