Đối với du lịch Việt Nam, du lịch văn hóa có nhiều lợi thế làm bệ đỡ cho một nền công nghiệp du lịch chuyên nghiệp trong tương lai. Chúng ta xem xét các lợi thế sau. Lợi thế từ văn hóa đưa đến sự phát triển bền vững của du lịch
Văn hóa tự bản thân nó đã là một sự trường tồn, dựa vào văn hóa để phát triển là một mục tiêu chiến lược đưa đến sự bền vững. Khi đưa văn hóa vào trong kinh doanh du lịch sẽ tạo nên các sản phẩm du lịch văn hóa. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà điểm đến là các địa chỉ văn hóa, dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và du lịch trong quá trình vận động phát triển là rất rõ. Du lịch khai thác các giá trị văn hóa làm nền tảng cho mục đích của các chuyến đi và tựa vào văn hóa để phát triển. Sự phát triển của du lịch đã làm cho các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại ở một số vùng địa phương được khôi phục và phát triển. Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định: “Du lịch bao giờ cũng là văn hóa, là trao đổi văn hóa, là hành động của những con người tìm đến với nhau bằng văn hóa, qua văn hóa. Du lịch rất cần tìm hiểu cho ra sự chuyển động và hình thành văn hóa mới của chuyển động đó trên vùng đất này để làm món “hàng độc” của mình” .
Du lịch Việt Nam trong những năm qua có được những thành tựu là do đã và đang khai thác hiệu quả các giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc đưa vào trong kinh doanh du lịch. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Thông qua hoạt động du lịch; sự giao lưu, giao thoa giữa các dòng du khách nội địa và quốc tế với cư dân bản địa đã cho ra đời một loại hình sản phẩm văn hóa đặc trưng đó là những sản phẩm du lịch. Trong tất cả các loại hình du lịch thì du lịch văn hóa là một hình thức du lịch mang lại nhiều lợi ích cho môi trường du lịch nhất: Du lịch văn hóa là công cụ để khôi phục, duy trì và phát huy những giá trị văn hóa của cộng đồng địa phương một cách hữu hiệu nhất. Du lịch văn hóa nếu
khai thác tốt nó là một hình thức du lịch bền vững có lợi cho môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn của cộng đồng. Khách du lịch văn hóa thường có ý thức bảo vệ môi trường du lịch tốt hơn khách du lịch đại chúng. Do đó, chúng ta phải có chiến lược phát triển văn hóa. Khách du lịch không phải đến Việt Nam vì chúng ta vừa có một tòa nhà “trọc trời”, không phải họ đến Việt Nam vì chúng ta vừa xây dựng xong những khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, một cây cầu hiện đại… mà phần lớn họ đến Việt Nam hay quyết định quay trở lại Việt Nam vì những cuốn hút về mặt văn hóa. Theo thống kê: Trong số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hàng năm chỉ có khoảng 5 - 8% tham gia vào các tour du lịch sinh thái tự nhiên và khoảng 40 - 45% tham gia vào các tour du lịch tham quan - sinh thái nhân văn.
Tổng hợp các điều kiện và chỉ cần nhìn từ khía cạnh đa dạng văn hóa, từ lợi thế của sự khác biệt, Việt Nam có đầy đủ tiềm năng là điểm đến của thiên niên kỷ mới, là vẻ đẹp bất tận. Vấn đề là làm thế nào để khai thác thật hiệu quả vốn văn hóa trong hoạt động du lịch theo hướng phát triển bền vững để du lịch Việt Nam, trong đó du lịch văn hóa không chỉ là ngành kinh tế mũi nhọn mà còn là con đường để giao lưu, tiếp biến văn hóa năng động trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Bên cạnh đó văn hoá Cồng chiêng có ý nghĩa rất lớn kinh tế đặc biệt là ngành du lịch. Du lịch nói chung, du lịch văn hóa nói riêng có được sự quan tâm của Nhà nước, có mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp đến mọi ngành nghề và toàn xã hội. Đó là một ưu thế không phải đối tượng kinh doanh nào cũng có thể được. Tôi có thể nêu khái quát như sau:
o Thứ nhất: Du lịch có mối quan hệ với các ngành khoa học (Lịch sử, địa lý, văn hóa…) điển hình như văn hóa du lịch. Bởi “Văn hóa Du lịch là khoa học nghiên cứu, khai thác các giá trị văn hóa để phát triển du lịch. Văn hóa Du lịch chính là quá trình thẩm nhận những giá trị văn hóa Việt Nam đối với mọi đối tượng du khách khác nhau. Văn hóa Du lịch giúp người kinh doanh du lịch khai thác những
giá trị văn hóa trong kinh doanh, trong du lịch văn hóa. Như vậy các ngành khoa học có mối liên hệ hỗ trợ, thúc đẩy cho du lịch văn hóa phát triển.
o Thứ hai là nó đòi hỏi việc đào tạo nguồn nhân lực có tri thức du lịch. Nguồn nhân lực du lịch đang được đầu tư thích đáng, đến nay đã có 11 trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp về du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý và trên 60 trường đại học, cao đẳng, trung cấp có tham gia đào tạo du lịch.
o Thứ ba là phát triển yếu tố hạ tầng cơ sở, giao thông, bởi vì nó chiếm vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung, lĩnh vực du lịch nói riêng. Tuy nhiên, mấu chốt phải có sự xã hội hóa, tức Nhà nước chỉ đưa ra các cơ chế chính sách, lập ra quy hoạch hoặc có thể hỗ trợ một phần kinh phí các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm, còn lại phải kêu gọi nhà đầu tư rót vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Một trong những đặc điểm của du lịch văn hóa là sự độc lập của vùng địa phương trong việc phát triển du lịch.
Tóm lại, Du lịch văn hóa là xu hướng phát triển của Việt Nam. Việt Nam có một “gia tài” văn hóa đồ sộ để tạo ra cái hồn cho sản phẩm du lịch văn hóa của mình. Nếu khai thác hiệu quả du lịch văn hóa, chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước khi du lịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn. Và lớn hơn là đưa đến chiến lược xây dựng một ngành công nghiệp du lịch văn hóa tại Việt Nam để làm đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế du lịch của cả nước. Xin nêu lên nhận định làm cái kết cho bài viết “Chúng ta có thể thấy rằng trong bất cứ địa hạt nào của văn hoá, đạo đức đến trình diễn, du lịch đều xuất phát từ truyền thống. Vì vậy, chúng ta không tận dụng được cái mạch truyền thống ấy thì chẳng khác tự trói tay, trói chân mình. Cái có sức hút lâu bền, thu hút đặc biệt du khách nước ngoài chính là bản sắc văn hóa nội tại ở mỗi miền”. Năm 2014, là năm du lịch văn hóa Tây nguyên . Đây là sự kiện quan trọng nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh thiên nhiên-con người Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng, góp phần tuyên
truyền, vận động đồng bào các dân tộc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Một số trung tâm du lich Văn hóa Cồng chiêng nổi tiếng như các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng gắn với Tam giác phát triển Việt Nam - Lào – Campuchia. Các địa bàn trọng điểm: TP Đà Lạt và phụ cận, TP. Buôn Mê Thuột và phụ cận; Khu vực Bờ Y- TX. Kon Tum - TP. Pleiku.