Giá trị văn hoá Cồng chiêng đối với văn hóa Việt nam trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa cồng chiêng của các dân tộc tây nguyên ý nghĩa rút ra đối với sự phát triển kinh tế xã hội của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 41)

đoạn hiện nay

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên 54.700 km2 (chiếm 16,3% diện tích cả nước) dân số gần 5,2 triệu người, là một trong sáu vùng kinh tế lớn của nước ta. Ở vào vị trí trung tâm của miền núi Nam Đông Dương, có những hành lang tự nhiên thông với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia; có hệ thống đường giao hông liên hoàn nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ; có các cửa khẩu quốc tế, quốc gia rên tuyến hành lang Đông-Tây và không quá xa các cảng biển nước sâu như Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội, vì vậy Tây Nguyên có điều kiện để phát triển một nền kinh tế mở. Tây Nguyên cũng là vùng đất lý tưởng để làm du lịch, bởi có điều kiện thuận lợi để tạo nên những sản phẩm đặc trưng, riêng biệt, hấp dẫn, thông qua khai thác cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hóa, lịch sử và di sản văn hóa tộc người; nơi dồi dào tiềm năng du lịch sinh thái với hệ thống hồ, thác, khu hệ động, thực vật và nhiều tiểu vùng có khí hậu ôn hòa mát mẻ, thích hợp với loại hình nghỉ dưỡng. Về

phương diện xã hội, đây là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, nơi hội tụ, cư trú của 47 dân tộc anh em với rất nhiều đặc trưng, sắc thái của nhiều tộc người, nhiều địa phương trong cả nước. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống đoàn kết đấu tranh cách mạng kiên cường; có văn hóa dân tộc vừa đa dạng, phong phú, vừa có nhiều nét đặc thù.

Về văn hóa, Tây Nguyên còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị thẩm mỹ đặc sắc, độc đáo như: nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ hội và một kho tàng văn học dân gian đậm đà bản sắc được lưu truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Vấn đề phát triển kinh tế du lịch vùng: Ở tầm vĩ mô, đã đến lúc phải đặt vấn đề phát triển kinh tế du lịch vùng sẽ thu được lợi ích lớn hơn so với lợi ích có thể thu được từ những hoạt động độc lập của từng tỉnh (qua thu hút và kêu gọi đầu tư vào vùng Tây Nguyên tháng 9-2009 thấy rất rõ vấn đề này). Muốn vậy cần phải tập trung giải quyết 3 vấn đề: có sự tổ chức và quản lý vùng kinh tế; có sự liên kết nội bộ vùng thông qua cơ chế điều tiết ở phạm vi vùng; có nguồn lực cho việc thực hiện sự liên kết này. Nếu làm được điều này sẽ tận dụng được thế mạnh của từng tỉnh, thế mạnh của vùng và sẽ tạo ra động lực phát triển của các tỉnh và vùng Tây Nguyên. Và như vậy thì việc kêu gọi đầu tư và thu hút đầu tư sẽ tốt hơn. Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi và hạ tầng nông thôn là giải pháp hết sức quan trọng để Tây Nguyên phát triển. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ưu tiên phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao; tổ chức đào tạo, đào tạo lại để nâng trình độ chuyên môn của lực lượng lao động, trước hết là trong các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Đầu tư thích đáng cho các cơ sở dạy nghề công lập; từng bước xã hội hóa công tác dạy nghề, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên. Xây dựng đồng bộ hệ

thống y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Ưu tiên phát triển du lịch, bảo đảm du lịch có vị trí xứng đáng trong phát triển kinh tế của vùng. Xây dựng năng lực phục vụ của bộ máy hành chính công. Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm tập trung cải thiện môi trường đầu tư; thực hiện cải cách hành chính; lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp từng lĩnh vực để bảo đảm huy động được vốn, công nghệ trong và ngoài nước cho mục tiêu phát triển. Thúc đẩy các chương trình hợp tác khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam. Hình thành các khu thương mại tự do giữa Tây Nguyên với các khu vực thuộc tiểu vùng sông Mê Kông. Việc phát triển du lịch nói chung và văn hóa Cồng Chiêng nói riêng của vùng sẽ có giá trị to lớn đối với nền kinh tế xã hội của cả nước cụ thể là:

Trong các loại hình du lịch, du lịch văn hóa đang trở thành xu thế phát triển của các nước trong khu vực. Việt Nam một đất nước có nền văn hóa giàu bản sắc, nên du lịch văn hóa có rất nhiều tiềm năng và thế mạnh để Việt Nam khai thác phục vụ cho nền công nghiệp du lịch chuyên nghiệp. Bài viết nêu bật những lợi thế mà du lịch văn hóa có được để phát triển: lợi thế từ văn hóa, lợi thế về tiềm năng và thế mạnh, lợi thế từ các giải pháp để phát triển.

Trong hơn một thập niên trở lại đây, dấu ấn du lịch Việt Nam ngày càng đậm nét trên bản đồ du lịch thế giới. Và Việt Nam đang tăng cường xu thế mở cửa và hội nhập, trong xu thế đó du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng, cả về kinh tế lẫn văn hóa. Vì vậy, để hoạt động du lịch ngày càng phát huy hơn nữa vai trò của mình theo hướng phát triển bền vững, việc khai thác những tiềm năng du lịch Việt Nam là hoạt động mang tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Bên cạnh những loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục... gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn hóa cồng chiêng của các dân tộc tây nguyên ý nghĩa rút ra đối với sự phát triển kinh tế xã hội của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w