2.2.1.1Giá trị văn hoá Cồng chiêng đối với kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay
Tây nguyên với diện tích tự nhiên 54.700km2 (chiếm 16,3% diện tích cả nước) dân số gần 5,2 triệu người, là một trong sáu vùng kinh tế lớn của nước ta
Kinh tế Tây Nguyên phát triển với tốc độ khá cao, tăng trưởng GDP bình quân từ 2001 đến nay duy trì mức trung bình 11,9%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực phát triển ổn định. Sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển biến vượt bậc, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cây công nghiệp dài ngày, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn. Sản xuất công nghiệp đã hình thành một số ngành công nghiệp mới như thủy điện, khai khoáng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản xuất khẩu và giá trị sản xuất tăng trung bình 18%/năm. Dịch vụ sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và các hoạt động thương mại,
xuất nhập khẩu, du lịch phát triển nhanh. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,5 tỷ USD (tăng 5 lần so với 2001).[theo tổng cục thống kê năm 2012]
Với tình hình phát triển kinh tế nhanh và bền vững như thế thì Tây Nguyên đang tỏ rõ vai trò của mình đối với sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước trong đó có vai trò đáng kể của ngành du lịch. Tây Nguyên là vùng đất lý tưởng để làm du lịch, bởi có điều kiện thuận lợi để tạo nên những sản phẩm đặc trưng, riêng biệt, hấp dẫn, thông qua khai thác cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hóa, lịch sử và di sản văn hóa tộc người; nơi dồi dào tiềm năng du lịch sinh thái với hệ thống hồ, thác, khu hệ động, thực vật và nhiều tiểu vùng có khí hậu ôn hòa mát mẻ, thích hợp với loại hình nghỉ dưỡng. Tây Nguyên còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị thẩm mỹ đặc sắc, độc đáo như: nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ hội và một kho tàng văn học dân gian đậm đà bản sắc được lưu truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Và với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú Tây Nguyên có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước.
Năm 2008, Việt Nam đã đón 4,218 triệu lượt khách quốc tế, con số này năm 2009 là 3,8 triệu lượt, giảm 11% so với năm trước. Năm 2012, số khách quốc tế đến Việt Nam là 6,8 triệu lượt, khách nội địa đạt 32,5 triệu lượt. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng, 160.000 tỷ đồng năm 2012. Du lịch đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam Theo dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam, dự kiến năm 2013 số lượng khách quốc tế đạt 7,2 triệu lượt, (tăng 5,15% so với năm 2012), phục vụ 35 triệu lượt khách nội địa (tăng 7,69% so với năm 2012); tổng thu từ khách du lịch đạt 190.000 tỷ đồng (tăng 18,75% so với năm 2012) và năm 2015 ngành du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số tương ứng năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế; 45-48 triệu khách nội địa. Doanh thu từ du lịch dự kiến sẽ đạt
18-19 tỷ USD năm 2020. Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam từ nhiều năm nay, cũng đang bị báo động về nạn "chặt chém", bắt nạt du khách, hạ tầng cơ sở yếu kém và chất lượng dịch vụ kém, quản lý kém, tạo ấn tượng xấu với du khách. Từ hơn 20 năm phát triển du lịch, Việt Nam chỉ chú trọng khai thác thiên nhiên và thiếu định hướng chiến lược phát triển, đầu tư một cách bài bản cho du lịch, và kém xa các nước khác trong khu vực. Và vẫn chưa có được một sân khấu, nhà hát biểu diễn nghệ thuật dân tộc nào đủ tầm mức để giới thiệu đến du khách quốc tế, để đa dạng hóa sản phẩm du lịch.[Số liệu của tổng cục thống kê năm 2012]
Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng tại Việt Nam. Đối với khách du lịch ba-lô, những người du lịch khám phá văn hóa và thiên nhiên, bãi biển và các cựu chiến binh Mỹ và Pháp, Việt Nam đang trở thành một địa điểm du lịch mới ở Đông Nam Á.
Các dự án đầu tư vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn 3.000 km và tại và các thành phố lớn đang gia tăng nhanh chóng. Dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng. Công ty lữ hành địa phương và quốc tế cung cấp các tour du lịch tham quan các bản làng dân tộc thiểu số, đi bộ và tour du lịch xe đạp, đi thuyền kayak và du lịch ra nước ngoài cho du khách Việt Nam, đặc biệt là gắn kết với các quốc gia láng giềng Campuchia, Lào và Thái Lan. Ngoài ra, nhờ vào việc nới lỏng các quy định về đi lại, xuất cảnh, khách du lịch nước ngoài đã có thể đi lại tự do trong nước từ năm 1997.
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Nhà sản xuất và xây dựng (28 %) nông nghiệp, và thuỷ sản (20 %) và khai thác mỏ (10 %).[Trích từ cơ cấu kinh tế theo ngành của Việt nam -số liệu từ tổng cục thống kê năm 2012]
Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007). Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn.Ngành du lịch Việt Nam bước đầu hình thành các trung tâm động lực phát triển du lịch của địa phương với sản phẩm đa dạng hơn. Chẳng hạn, ở phía Bắc có sự hình thành rõ nét của tứ giác Hà Nội-Hạ Long-Hải Phòng-Ninh Bình. Chuỗi miền Trung với trung tâm là Đà Nẵng kết nối với Huế. Duyên hải Nam Trung Bộ có 2 tâm điểm là Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Ở phía Nam, trung tâm là Tp. Hồ Chí Minh kết nối với các tỉnh lân cận. Ở Tây Nguyên thì Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là trung tâm của cả vùng.