- Nhóm khách hàng còn lại, cá nhân nhỏ lẻ: chiếm 10%
PHONG CÁCH MỚ
3.1 Phương hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Cổ phần quảng cáo thiết kế Phong Cách Mới quảng cáo thiết kế Phong Cách Mới
3.1.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của công ty
•Điểm mạnh của công ty:
- Trong hoạt động kinh doanh của Công ty CP Phong Cách Mới, điểm mạnh nổi bật đó chính là sự nhiệt tình, sức trẻ và óc sáng tạo, nhiều ý tưởng độc đáo trong hoạt động kinh doanh, tư vấn, thiết kế các mẫu quảng cáo.
- Hoạt động quản lý ở công ty diễn ra khá tốt, do các bộ phận quản lý, góp vốn hầu hết quen biết nhau từ trước và có mối quan hệ mật thiết với nhau, do đó ít xảy ra mâu thuẫn nội bộ, cá nhân, tạo hưng phấn trong làm việc.
- Cơ cấu lao động ở công ty rất trẻ, đây cũng là một lợi thế của công ty, năng suất lao động cao, ít mệt mỏi và nghỉ phép trong năm. Hơn nữa, với những cán bộ công nhân trẻ tuổi công ty không phải quan tâm nhiều về chế độ nghỉ hưu cho các nhân viên, tuyển thêm người thay thế những vị trí của những người về hưu.
- Trang thiết bị đủ để đáp ứng đòi hỏi của một doanh nghiệp quảng cáo thương mại, tư vấn thiết kế.
- Chất lượng lao động cao nhờ đó hoạt động kinh doanh, thiết kế, thi công lắp đặt mang lại hiệu quả cao và uy tín lớn.
- Quan hệ trong làm ăn của công ty cũng khá tốt, được các đối tác trong nước và khách hàng tin tưởng tuyệt đối vào uy tín, chất lượng, giá cả, dịch vụ.
- Doanh thu của công ty khá cao, sản phẩm được bán ra nhiều, và qua đó nâng hệ số sử dụng máy móc thiết bị cao.
- Doanh thu cao và kiếm được lợi nhuận đáng kể và tăng đều hàng năm, đây cũng là bước chạy đà thuận lợi cho phát triển mạnh mẽ hơn sau này.
những kết quả tốt.
- Từng bước chiếm lĩnh thị trường chính và các thị trường tiềm năng, khai thác một cách triệt tiềm năng và lợi nhuận ở những thị trường này.
- Bố trí tổ chức, sắp xếp nhân công một cách hợp lý nhằm tạo cho năng suất lao động tối ưu nhất.
•Điểm yếu của công ty:
Bên cạnh những điểm mạnh mà công ty đang có, công ty vẫn còn có những mặt hạn chế nhất định.
- Hoạt động quảng bá về công ty còn chưa mạnh mẽ, điều này làm cho khách hàng còn xa lạ với thương hiệu công ty, chưa khai thác được tối đa nhu cầu ở khách hàng.
- Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng lao động, tỷ suất chi phí,… còn thấp do đó hiệu quả kinh doanh chưa tăng cao.
- Mạng lưới kinh doanh của công ty còn mang tính chắp vá, chưa xây dựng được hệ thống mạng lưới, chi nhánh chính thức, chính sách giá cả của sản phẩm còn chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, do đó chưa linh hoạt trong các chính sách về giá.
- Bộ máy quản trị tuy đã gọn, phù hợp xong sự phân chia công việc còn có sự chồng chéo nhau giữa các phòng ban, từ đó nảy sinh nhiều ý kiến trái chiều về cùng một vấn đề, gây khó khăn trong việc ra quyết định.
- Phương thức bán hàng còn lạc hậu, chưa hiện đại và chuyên nghiệp. Hệ thống phân phối còn chưa được xây dựng một cách hoàn thiện.
- Hoạt động marketing còn ít và chưa mang lại hiệu quả nhiều cho công ty. - Lợi nhuận tăng đều hàng năm song tăng không đều, tính chỉ số ta thấy năm 2011 tăng hơn 8% song năm 2012 chỉ tăng 7% so với năm 2011.
- Chưa có chính sách, kế hoạch cụ thể cho việc xâm nhập vào thị trường mới, mà hầu như vẫn dừng lại ở mức xâm nhập một cách tự phát.
- Chưa có từng chiến lược kinh doanh, mục tiêu cụ thể cho từng nhóm đối tượng khách hàng, phân khúc thị trường.
•Cơ hội: