Nâng cao chất lượng lao động Việt Nam

Một phần của tài liệu đầu tư của các công ty xuyên quốc gia hoa kỳ và yêu cầu với việt nam (Trang 36 - 40)

III. Một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI của các

5. Nâng cao chất lượng lao động Việt Nam

TNCs Hoa Kỳ không đánh giá cao lao động rẻ mà họ quan tâm hơn đến chất lượng lao động. Điều này lại rất hợp lý với những lĩnh vực công nghệ cao mà Việt Nam mong muốn TNCs Hoa Kỳ đầu tư. Đây là một thách thức đối với Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang thiếu một đội ngũ công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật, các nhà quản lý có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu các nhà đầu tư. Vì thế cần tập trung giải quyết 3 vấn đề sau: (1) số lượng nhân lực trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh; (2) chất lượng của nguồn lao động; và (3) tính kỷ luật của lực lượng lao động. Như vậy, chiến lược giáo dục - đào tạo phải có thay đổi cho hợp với yêu cầu phát triển đất nước: Phải chuẩn bị trước nguồn nhân lực cho những lĩnh vực định hướng TNC Hoa Kỳ đầu tư. Đồng thời phải đào tạo đội ngũ chuyên gia quản lý, ngân hàng, tài chính, luật sư, kiểm toán, kế toán đạt trình độ quốc tế. Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải đào tạo và đào tại lại nguồn lực. Một số giải pháp cụ thể như:

Thứ nhất: Khuyến khích các TNCs Hoa Kỳ tham gia vào hoạt động đào tạo

Trên thực tế các TNCs Hoa Kỳ có năng lực về công nghệ và quản lý rất lớn. Thông qua hoạt động đào tạo của TNCs người lao động có thể nắm bắt được những công nghệ hiện đại và thiết thực nhất. Tuy vậy, hoạt động đào tạo này tại Việt Nam cũng chưa được chú trọng. Để có thể tận dụng và khai thác thế mạnh của các TNCs Hoa Kỳ trong lĩnh vực đào tạo, Việt Nam cần thúc đẩy giao lưu hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi giữa các TNCs và các cơ sở đào tạo như

các trường đại học, thiết lập các trung tâm đào tạo nghề chuyên sâu với sự hợp tác của các TNCs.

Thứ hai: Đẩy mạnh việc đào tạo tại Mỹ hoặc liên kết với các đối tác Mỹ để

đào tạo người lao động Việt Nam song song với việc thu hút lực lượng trí thức sau khi được đào tạo trở về nước.

Đây là biện pháp hữu hiệu nhằm nhanh chóng có được lực lượng lao động có trình độ ngang tầm với trình độ thế giới. Hàng năm, chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào việc đào tạo nguồn lực tại nước ngoài nói chung, tại Mỹ nói riêng bằng tiền ngân sách. Điều đó đã tạo nên những bước chuyển biến rất tích cực về chất lượng nguồn lực nói chung. Tuy nhiên, hiện nay, đối tượng được gửi đi đào tạo chủ yếu tập trung vào các cơ quan nhà nước và các viện nghiên cứu mà chưa mở rộng ra các thành phần kinh tế khác. Những người đó lại chủ yếu tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu và quản lý nhà nước, ít tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Điều này hạn chế rất nhiều khả năng phát huy những tri thức học được vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh hoạt động đào tạo thì một vấn đề rất quan trọng đó là làm sao cho người lao động sau khi được đào tạo lại quay về làm việc cho các đơn vị trong nước. Vì trên thực tế hầu hết những người sau khi được đào tạo lại tìm cách ở lại nước ngoài để làm việc gây ra tình trạng chảy máu chất xám. Nguyên nhân của tình trạng này là do người lao động sau khi được đào tạo trở về nước không tìm được công việc phù hợp với khả năng và trình độ với mức thu nhập và khả năng thăng tiến cao như ở nước ngoài. Chính vì vậy mà việc thu hút các TNCs cũng là một giải pháp cho vấn đề này. Với sự có mặt của các TNCs, những tri thức này sẽ có những điều kiện làm việc và thu nhập phù hợp với khả năng và trình độ của họ.

Thứ ba: nâng cao trình độ của người lao động thông qua hướng nghiệp và dậy nghề.

Để làm được điều này cần phải có sự kết hợp giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần cung cấp cho cơ sở đào tạo những yêu cầu về kỹ năng, trình độ đối với người lao động. Qua đó, các cơ sở đào tạo sẽ tham khảo để xây dựng cho mình một chương trình giảng dạy thiết thực, phù hợp và đáp ứng đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Bên cạnh đó, các địa phương cần mở rộng phạm vi đào tạo cho đội ngũ công nhân kỹ thuật, đặc biệt là các vùng sâu, vùng sa và những địa phương có thế mạnh về lao động. Việc đào tạo cần tiến hành đồng bộ và có hệ thống. Đặc biệt, cần cải tiến nội dung giảng dậy theo hướng tăng cường thời lượng thực hành, giảm bớt các giờ học chay, thường xuyên kiểm tra tay nghề của học viên để phân bậc… Cần gắn việc đào tạo nghề tại các trường với nhu cầu của các TNCs.

Thứ tư: Cần tiến hành xã hội hoá giáo dục.

Trong hoạt động giáo dục của Việt nam cần phải gắn công tác đào tạo với nhu cầu của thị trường, kết hợp lý thuyết với thực hành, trang bị đầy đủ máy móc thiết bị chi dảng giậy và học tập. Tiến hành xã hội hoá giáo dục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại. Cần tranh thủ tối đa sự hợp tác, đầu tư của nước ngoài, các dự án quốc tế để từng bước đưa cán bộ quản lý và công nhân đi học tập tại nước ngoài. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình đào tạo lực lượng lao động.

Thứ năm: Cần phải đặt mục tiêu chất lượng giáo dục lên hàng đầu, xoá bỏ

hiện tượng chạy theo thành tích như hiện nay.

Hiệu quả của công tác đào tạo được đo bằng năng lực trí tuệ, trình độ chuyên môn vững vàng, khả năng tư duy sáng tạo chứ không phải bằng số lượng đào tạo. Do vậy, để đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục, giúp người lao động có được năng lực và trình độ thực sự, đáp ứng tốt yêu cầu của các TNCs Hoa Kỳ thì Việt Nam cần đặt mục tiêu chất lượng giáo dục lên hàng đầu.

Thứ sáu: Nhà nước cần có chính sách phân bổ nguồn lực một cách hợp lý giữa các vùng, miền trong cả nước.

Để có thể thực hiện được giải pháp này, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích lao động về những vùng nông thôn, những vùng khác để giảm bớt mật độ lao độ tập trung quá nhiều tại các thành phố lớn. Những lao động làm việc tại các khu vực này cần được hưởng những ưu đãi đặc biệt cũng như những trợ cấp của nhà nước. Hơn nữa, tại từng địa phương cụ thể, chính quyền cần đưa ra những chính sách hấp dẫn để thu hút lao động có trình độ trở về địa phương mình.

Tóm lại, để nâng cao chất lượng của nguồn lao động, đáp ứng tốt yêu cầu của các TNCs Hoa Kỳ, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ và nhất quán những giải pháp về nâng cao chất lượng của lực lượng lao động.

6.Xây dựng đối tác đầu tư trong nước đủ mạnh

TNCs Hoa Kỳ thông thường khi muốn đầu tư, ngoài việc tìm hiểu thị trường, môi trường đầu tư, họ còn quan tâm đến việc tìm đối tác đầu tư. TNCs Hoa Kỳ là những công ty lớn, phương thức quản lý cũng có nhiều khác biệt so với các công ty Việt Nam, trong khi các công ty Việt Nam có đủ khả năng hợp tác ngang bằng với TNCs rất ít. Các doanh nghiệp lớn của Việt Nam thường là các doanh nghiệp nhà nước, họ vẫn còn sự bao cấp nhất định. Số các doanh nghiệp này sản xuất kinh doanh hiệu quả cũng không nhiều. Vì vậy, nhà nước cần phải củng cố lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước.

Tiếp đến, đẩy mạnh việc cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên, tiến tới cổ phần hoá tổng công ty. Hình thành các tập đoàn kinh tế có sở hữu hỗn hợp. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ để các doanh nghiệp này nhanh chóng trưởng thành có thể liên doanh liên kết với TNCs Hoa Kỳ.

Nhà nước cần xem xét đánh giá lại vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cần tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, chống khuynh hướng độc quyền hoặc dựa vào vị thế được hỗ trợ của nhà nước để áp đặt thị trường.

Ngoài ra, về phía các doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân cũng phải nỗ lực cao, phấn đấu vươn lên, không trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước. Sự nỗ lực đó phải được thể hiện bằng ý chí, quyết tâm đổi mới tổ chức quản lý điều hành cũng như hoạt động sản xuất. Cần phải học tập kinh nghiệm từ các nhà quản lý nước ngoài. Có như vậy mới trở thành những đối tác tương xứng và liên doanh có hiệu quả với TNCs Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu đầu tư của các công ty xuyên quốc gia hoa kỳ và yêu cầu với việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w