Hoàn thiện môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu đầu tư của các công ty xuyên quốc gia hoa kỳ và yêu cầu với việt nam (Trang 32 - 36)

III. Một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI của các

4. Hoàn thiện môi trường đầu tư

* Cải cách hành chính

Cải cách thủ tục hành chính vẫn là vấn đề nóng ở Việt Nam hiện nay. Việt Nam cần phải khắc phục sự thiếu minh bạch, chậm trễ, ách tắc trong thủ tục hành chính. Thời gian tới, Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ cấp phép hơn nữa, thực

hiện chế độ quản lý một cửa, giảm thiểu việc sử dụng các loại giấy tờ và con dấu của bên Việt Nam; tiếp tục cải tiến quy trình thẩm định dự án, theo hướng mở rộng diện đăng ký cấp phép đầu tư, rút ngắn thời hạn thẩm định, từng bước chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”; tăng cường hướng dẫn và trợ giúp các nhà đầu tư thực hiện dự án. Một điều không kém phần quan trọng nữa là Việt Nam phải nhanh chóng khắc phục tệ nạn quan liêu, cửa quyền và phải thực hiện chống tham nhũng mạnh mẽ hơn.

Thủ tục hành chính đối với đầu tư nước ngoài trong thời gian tới cần tiếp tục được cải tiến mạnh mẽ theo những hướng sau:

- Các cơ quan nhà nước cần có tư duy đúng về hoạt động đầu tư và kinh doanh mà trước hết là lợi ích và trách nhiệm của nhà đầu tư và doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, mọi thủ tục hành chính cần hướng vào việc tạo thuận lợi cho các dự án đầu tư và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các thủ tục hành chính được thực hiện với thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất.

- Đáp ứng yêu câu cải cách hành chính mạnh mẽ, phải đơn giản hoá thủ tục đầu tư theo lối một hướng:

+ Cho phép các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 1 triệu USD mà không thuộc lĩnh vực có điều kiện chỉ cần đăng ký đầu tư để quản lý và có cơ sở xét ữu đãi đầu tư. Mọi dự án đầu tư nước ngoài đến 20 triệu USD, dự án đầu tư trong nước từ 1-20 triệu USD nếu không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì chỉ cần đăng ký theo mẫu để được chứng nhận đầu tư, xem xét ưu đãi mà không cần trong vòng 7 ngày.

Việc mở rộng đăng ký đầu tư dưới 20 triệu USD là phù hợp với cam kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Các dự án từ 20 triệu USD trở lên phải thẩm tra hồ sơ để xem xét Cấp giấy chứng nhận đầu tư trong vòng 30 ngày.

+ Nhà đầu tư nếu thành lập tổ chức kinh tế gắn với dự án đầu tư cụ thể, thì việc làm thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư nên thực hiện đồng thời tại một cơ quan nhà nước.

+ Nội dung thẩm tra chỉ nên tập trung vào điều kiện mà dự án phải đáp ứng, sự phù hợp quy hoạch, tiến độ góp vốn và tính chất dự án, nhu cầu sử dụng đất, giải pháp bảo vệ môi trường….

+ Thực hiện đăng ký dự án đầu tư quan mạng Internet

+ Các dự án đầu tư có điều kiện cần quy định minh bạch và khi đã đạt đủ điều kiện thì nhà đầu tư có quyền đòi hỏi cơ quan nhà nước cấp giấy phép đầu tư. Các dự án khuyến khích đầu tư cần phải được thực hiện nhanh với thủ tục đơn giản.

+ Việc cấp phép đầu tư cũng phải được công khai hoá để tránh tình trạng lạm dụng, sách nhiễu.

+ Việc thực hiện kiểm tra dự án cần thực hiện bao gồm các thủ tục về cấp đất, giải tỏa đền bù đất đai, xây dựng công trình, nhập khẩu vật tư thiết bị….cần đơn giản theo hướng các cơ quan chức năng hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện đúng những quy định của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật, trước hết hướng nhà đầu tư khắc phục tình trạng đó, chỉ áp dụng việc xử phạt đối với những trường hợp nghiêm trọng hoặc ngoan cố không chịu sửa chữa theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước.

- Việc thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoặc bắt đầu bằng thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước để nộp thuế, hoạt động xuất khẩu, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ. Khi cần thiết các cơ quan này có thể tiến hành kiểm tra đánh giá doanh nghiệp đã có đủ điều kiện kinh doanh. - Hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp là cần thiết, nhưng trước hết phải hướng vào mục đích làm cho các doanh nghiệp tực giác tôn trọng pháp luật, tránh tình trạng lợi dụng thanh tra, kiểm tra gây khó khăn cho hoạt động bình

thường của doanh nghiệp. Việc xử lý các hành vi phạm cần thực hiện đúng trình tự và hình phạt đã được quy định. Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra và áp dụng các phương thức tiến bộ để vừa đảm bảo thực hiện nghiêm minh luật pháp vừa tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, một khi mà các thủ tục hành chính rườm rà, phiền nhiễu không còn cùng với sự quản lý một cách có hiệu quả của nhà nước thì hoạt động của các nhà đầu tư sẽ đạt được kết quả tốt hơn.

* Hoàn thiện môi trường pháp lý

Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật đầu tư và hỗ trợ đầu tư kinh doanh. Luật của Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu và hiệu quả thực thi rất kém, trước mắt cần chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp và Đầu tư chung. Tiếp đến, cần rà soát lại hệ thống luật hiện hành, loại bỏ những văn bản pháp luật chồng chéo và mâu thuẫn giữa các ban ngành và giữa địa phương với trung ương. Các nhà lập pháp Việt Nam nhanh chóng ban hành các luật bổ trợ cho hoạt động kinh doanh còn thiếu.

Tình hình thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề. Đối với TNCs Hoa Kỳ, họ rất quan tâm đến vấn đề này. Vì vậy, Việt Nam phải nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật sở hữu trí tuệ có hiệu lực ngày 1/7/2006, tổ chức thực thi nghiêm túc bản quyền tác giả.

Nghiên cứu và áp dụng hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) vào thực tế nước ta để mở kênh mới thu hút ĐTNN, vì đây cũng là một động lực của dòng vốn ĐTNN hiện nay. Nghiên cứu áp dụng một số hình thức đầu tư mới như mô hình công ty mẹ-con, công ty hợp danh để tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam; tổng kết việc thực hiện thí điểm cổ phần hoá các doanh nghiệp ĐTNN để nhân rộng.

Cần bổ sung các chính sách ưu đãi có sức hấp dẫn cao hơn nữa đối với những dự án có quy mô lớn hoặc rất lớn như: miễn giảm thuế thu nhập, thuế nhập khẩu nguyên vật liệu... Như đã phân tích, TNCs Hoa Kỳ đang dành ưu tiên cao cho những nước có sự ưu đãi cao về thuế. Thực tế lợi nhuận của họ ở những nước này đã tăng rất nhanh và họ rất muốn đầu tư vào đó.

Một phần của tài liệu đầu tư của các công ty xuyên quốc gia hoa kỳ và yêu cầu với việt nam (Trang 32 - 36)