Thực hiện chính sách tự do hóa FDI

Một phần của tài liệu đầu tư của các công ty xuyên quốc gia hoa kỳ và yêu cầu với việt nam (Trang 30 - 31)

III. Một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI của các

2 Thực hiện chính sách tự do hóa FDI

So với chính sách đầu tư của các nước trong khu vực, chính sách FDI của Việt Nam có “độ mở” rất hẹp. Có rất nhiều TNCs tài chính lớn của Hoa Kỳ mong muốn đầu tư vào Việt Nam, họ đang chờ cơ hội Việt Nam mở cửa lĩnh vực này để vào đầu tư. Việt Nam nên mạnh dạn mở cửa hơn nữa hoạt động đầu tư nước ngoài của mình:

(1) Mở cửa hơn nữa lĩnh vực dịch vụ cho TNCs Hoa Kỳ đầu tư như: bưu chính viễn thông, vận tải hàng hoá, y tế, giáo dục - đào tạo, tài chính - ngân hàng, nghiên cứu cho phép TNCs Hoa Kỳ thành lập doanh nghiệp 100% vốn và liên doanh có tỷ lệ cổ phần cao trong các lĩnh vực trên sớm hơn những thỏa thuận đã cam kết;

(2) Nới lỏng hạn chế tỷ lệ lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp đầu tư

nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, giáo dục đào tạo và cơ sở

khám chữa bệnh;

(3) Xem xét lại tỷ lệ cổ phần mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua của một doanh nghiệp cổ phần Việt Nam, không phải tối đa 49% mà có thể hơn 50% trong một số lĩnh vực.

Trước mắt, cần thực hiện hiệu quả cam kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) và hội nhập WTO. Đây là bước quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Và nó cũng là mốc quan trọng trong quá trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ. TNCs Hoa Kỳ rất quan tâm đến quá trình thực thi BTA của Việt Nam. Thực thi tốt BTA sẽ khẳng định uy tín của Việt Nam và TNCs Hoa Kỳ sẽ yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Việc quốc hội Hoa Kỳ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam

cũng là một thuận lợi để Việt Nam thu hút FDI của Hoa Kỳ nói chung và các TNCs Hoa Kỳ nói riêng.

Một phần của tài liệu đầu tư của các công ty xuyên quốc gia hoa kỳ và yêu cầu với việt nam (Trang 30 - 31)