Kết quả về các biểu hiện phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động dạy học chương dao động cơ vật lý 12 theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh thpt miền núi (Trang 125 - 126)

sinh.

* Ở lớp ĐC : Các GV cộng tác cũng đƣa ra một số tình huống học tập nhƣng không tổ chức cho HS tham gia GQVĐ. GV chủ yếu nêu vấn đề rồi giảng giải kiến thức còn HS chủ yếu ngồi nghe, nhìn, ghi chép. Vì vậy không phát huy đƣợc TTC, tự lực và khả năng sáng tạo của HS trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Đặc biệt: Trong cả 3 tiết học, GV không kết hợp sử dụng các phƣơng tiện DH hiện đại vào bài giảng nên không khí của giờ học rất trầm, HS ít phát biểu xây dựng bài (quá 2/3 thời gian trên lớp thuộc về GV). Với cách DH này đều không quan tâm đến hiểu biết QN sẵn có của HS, kiến thức mới mà HS tiếp thu không gắn liền với những QN, hiểu biết vốn có của ngƣời học, chính vì vậy các em rất chóng quên.

* Ở lớp TN: Chúng tôi đã sử dụng các PP&PPDH một cách phù hợp với nội dung của từng tiết TN, có quan tâm đến những QN phổ biến, sẵn có và đặc biệt là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trình độ nhận thức của HS ở từng lớp TN. Cách đặt vấn đề gắn liền với những hình ảnh sinh động, thực tế hoặc với những T/N đơn giản và thực tiễn cho thấy đã gây đƣợc hứng thú đối với HS qua từng tiết học:

- Ở bài đầu tiên, đa số HS chƣa tích cực tham gia hoạt động giải quyết các vấn đề mà GV đƣa ra. HS vẫn có thói quen chờ đợi thầy cô giáo trình bày kiến thức nhƣ PPDH cũ. Các em còn rụt rè, không dám trình bày ý kiến của mình trong nhóm cũng nhƣ trƣớc tập thể lớp.

- Ở bài sau, HS có sự tiến bộ rõ rệt. Khi GV đƣa ra vấn đề, các em đã tích cực suy nghĩ, tìm cách GQVĐ. Các em đã mạnh dạn bàn bạc, thảo luận. Một số em đã tự thiết kế đƣợc dụng cụ T/N của bài học, tự đƣa ra đƣợc phƣơng án của một số T/N (mặc dù chƣa đầy đủ). Có thể nói: HS đã nỗ lực tìm tòi, GQVĐ trong bài học, không khí giờ học khá sôi nổi; Sự thay đổi phát triển các QN của HS thể hiện rõ nét trong các giờ TN và diễn ra theo đúng qui luật của quá trình nhận thức.

- Tiến trình DH nhƣ đã soạn thảo phù hợp với tình hình thực tế trên lớp, thực hiện đƣợc mục tiêu của tiết học.

* Đánh giá kết quả định tính của thực nghiệm sư phạm

Qua việc tổng hợp, xử lí và phân tích các kết quả định tính của TNSP, bƣớc đầu có thể nhận định nhƣ sau: Các tiến trình DH đã đƣợc soạn thảo theo hƣớng nghiên cứu của đề tài, có tác dụng thay đổi phát triển QN, hiểu biết sẵn có của HS, tạo điều kiện cho HS phát huy TTC, chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng kiến thức mới trên cơ sở những kiến thức vốn có . Trong mỗi giờ học TN, HS trực tiếp thiết kế một số dụng cụ T/N và tiến hành T/N, HS đƣợc thảo luận theo nhóm, đƣợc phát biểu những suy nghĩ của mình, đƣợc tiếp cận với các phƣơng tiện DH hiện đại ... Vì vậy: HS đƣợc rèn luyện các kĩ năng về Vật lí , phát triển tƣ duy và ngôn ngữ vật lý, hạn chế đƣợc tính rụt rè, tự ti. Từ đó giúp HS hiểu và nắm vững kiến thức mới. Ngoài ra, khi làm bài kiểm tra học sinh cũng cần phải phát huy sự sáng tạo của mình mới có thể đạt điểm số cao. Từ đó tính sáng tạo đƣợc bồi dƣỡng, nâng cao.

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động dạy học chương dao động cơ vật lý 12 theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh thpt miền núi (Trang 125 - 126)