Khái niệm chiến lƣợc dạy học.[12]

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động dạy học chương dao động cơ vật lý 12 theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh thpt miền núi (Trang 30 - 32)

Dạy học là một loại hoạt động phức tạp mà mục đích cuối cùng là biến những tri thức, kinh nghiệm của loài ngƣời thành tri thức, kinh nghiệm, năng lực của bản thân học sinh, đồng thời phát triển ở họ những phẩm chất nhân cách của con ngƣời trong xã hội mới. Quá trình dạy học là quá trình tác động qua lại giữa ba thành tố cơ bản: giáo viên, học sinh và nội dung môn học (tài liệu, phƣơng tiện). Quá trình đó diễn ra phức tạp, trong đó sự phối hợp hoạt động của giáo viên và học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sinh có vai trò quyết định. Muốn đạt đƣợc mục đích dạy học, giáo viên cần phải lựa chọn hình thức hoạt động thích hợp cho học sinh, hƣớng dẫn giúp đỡ tạo điều kiện cho họ thực hiện thành công những hoạt động đó; xác định rõ ràng, chính xác sự vận hành của quá trình dạy học, nghĩa là phải chọn một chiến lƣợc tổ chức dạy học có hiệu quả, gọi tắt là chiến lƣợc dạy học.

Trong lịch sử giáo dục đã có nhiều chiến lƣợc dạy học khác nhau. Những chiến lƣợc dạy học đó khác nhau ở vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Một chiến lƣợc dạy học dựa chính vào sự điều khiển toàn diện, tuyệt đối của giáo viên đƣợc gọi là chiến lƣợc giáo viên điều khiển; một chiến lƣợc khác ngƣợc lại, dựa vào hoạt động tự lực của học sinh đƣợc gọi là chiến lƣợc lấy học sinh làm trung tâm. Trong chiến lƣợc giáo viên điều khiển, ngƣời giáo viên quyết định tất cả, điều khiển toàn bộ các hoạt động của quá trình dạy học từ đặt vấn đề mở đầu, giải quyết vấn đề, đánh giá và kết luận, còn học sinh thì thụ động ghi nhớ, nhắc lại. Trong chiến lƣợc lấy học sinh làm trung tâm thì học sinh quyết định tất cả từ mục đích, nội dung học đến lập kế hoạch học tập, cách thức giải quyết vấn đề học tập, các hành động học tập đến đánh giá kết quả và kết luận. Trong các chiến lƣợc dạy học trung gian khác, vai trò của giáo viên và học sinh thay đổi, tăng hoặc giảm trong từng giai đoạn của quá trình dạy học. Cho tới nay, có những chiến lƣợc dạy học sau đây đã đƣợc thử nghiệm ít nhiều trên thế giới và đã thu đƣợc những kết quả nhất định, xếp theo thứ tự vai trò của giáo viên giảm dần và vai trò của học sinh tăng dần: truyền thông, giảng giải minh hoạ, biểu diễn, đàm thoại gợi mở, chiếm lĩnh khái niệm, bắt chƣớc, thảo luận nhóm, hƣớng dẫn tìm tòi, nhóm hợp tác nhỏ, nghiên cứu theo sở thích. Trong những chiến lƣợc nêu ở trên, có những chiến lƣợc đã đƣợc biết từ nhiều thế kỉ trƣớc đây, có những chiến lƣợc mới đƣợc xây dựng dựa trên những nghiên cứu mới nhất của các nhà tâm lí học sƣ phạm về sự học tập. Thực tiễn dạy học cho biết: không có một chiến lƣợc dạy học nào là vạn năng, có thể áp dụng cho mọi môn học, bài học, cho mọi học sinh để đạt mọi mục đích mong muốn. Giáo viên cần phải biết nhiều chiến lƣợc dạy học để lựa chọn những chiến lƣợc dạy học thích hợp với mục đích dạy học, với môn học, bài học cụ thể, với trình độ học sinh cùng với thời gian học và phƣơng tiện dạy học nhất định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu tổ chức hoạt động dạy học chương dao động cơ vật lý 12 theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh thpt miền núi (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)