NHỮNG GIẢI PHÁP VI MÔ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 44)

1. Giải pháp về vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Một là: Để tạo ra lực lượng vật chất cần thiết đủ mạnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thương mại Nhà nước phát huy được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần, cần thiết phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau.

+ Nguồn vốn từ ngân sách : Nguồn vốn này không chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp cần có để kinh doanh nhưng chính nó lại đóng vai trò quan trọng, là tiền đề vật chất nhất định, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn đầu tư kinh doanh . Vì vậy Nhà nước cần cấp bổ xung đủ 30% vốn lưu động định mức cho doanh nghiệp thương mại Nhà nước để các doanh nghiệp có phương án và chiến lược kinh doanh tầm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn rõ ràng để doanh nghiệp có được nguồn vốn cấp ổn định, Nhà nước cần nới lỏng cơ chế cấp phát vốn. Trong những trường hợp đặc biệt, Nhà nước có thể vận dụng cấp vốn cho các doanh nghiệp này lượng vốn lớn hơn định mức, ví dụ đối với doanh nghiệp thu mua nông sản theo vụ mùa cần một lượng vốn tập chung vốn lớn vì vậy Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi hơn cho những doanh nghiệp này. + Nguồn vốn từ ngân hàng : Đây là nguồn vốn được tất cả các loại hình doanh nghiệp quan tâm nhất. Chính nó giúp doanh nghiệp có thêm vốn để thực hiện phương án kinh doanh của mình. Nhà nước phải tạo môi trường điều kiện pháp lý thuận lợi để ngân hàng thực hiện được nhiệm vụ là cầu nối cung tiền tệ cho các doanh nghiệp, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của các ngân hàng, chấm dứt thủ tục phiền hà, chồng chéo tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay được

bảo đồng vốn cho các doanh nghiệp vay. Nhà nước nên xem xét tính hợp lý về thời gian và mức lãi suất vay phù hợp với loại hình doanh nghiệp thương mại Nhà nước, phù hợp với từng mặt hàng, nghành hàng và vòng chu chuyển của từng loại hàng hoá. Trong đó cần nâng tỷ lệ các khoản vay vốn trung và dài hạn, nhất là vốn dài hạn đối với một số mặt hàng xuất khẩu chiến lược có thời gian chu chuyển dài.

+ Các nguồn vốn khác: Ngoài việc huy động vốn từ hai nguồn trên, doanh nghiệp cần phải nâng cao khả năng sử dụng vốn, tăng nhanh vòng quay và lập những phương án kinh doanh có hiệu quả, tăng tích lũy nội bộ. Tiếp tục cổ phần hoá những doanh nghiệp thương mại Nhà nước nếu xét thấy khả năng có thể thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp. Thông qua nguồn vốn huy động từ cổ đông, từ trái phiếu cổ phiếu, từ vốn góp của các thành viên. Đẩy mạnh hoạt động liên doanh liên kết với kinh tế khác nhất là liên doanh liên kết với nước ngoài để tranh thủ được nguồn vốn, khoa học công nghệ cũng như kinh nghiệm của tổ chức quản lý của họ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại Nhà nước.

Hai là: Đẩy mạnh thu hồi công nợ bằng nhiều biện pháp, tất cả các doanh

nghiệp làm ăn thua lỗ, thất thoát đều phải được đưa ra xem xét từng trường hợp cụ thể, quy trách nhiệm cá nhân, trách nhiêm tập thể để có phương thức xử lý kỷ luật thoả đáng, Những trường hợp trước đây làm ăn thua lỗ do những nguyên nhân khách quan, nay vực dậy làm ăn có hiệu quả, Nhà nước nên khoanh các khoản nợ cho các doanh nghiệp và tiếp tục xử lý theo đúng pháp luật, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Trước mắt cho doanh nghiệp ghi giảm vốn lưu động để họ có thể cân đối lại tổng nguồn vốn. Nhà nước cho phép kiểm kê tài sản cố định, thanh lý bán đấu thầu những tài sản cố định không cần dùng, cho phép doanh nghiệp chuyển số tiền này vào vốn lưu động, giúp doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu vốn.

Ba là: Chú trọng mở rộng mạng lưới đại lý khắc phục tình trạng mua đi bán lại qua nhiều khâu dẫn tới tăng giá vừa tiếc kiệm được vốn lưu động ứng trước, tăng nhanh vòng quay đồng vốn. Mặt khác tận dụng tốt hơn những cơ sở vật chất: cửa hàng, kho bãi, phương tiện vận chuyển tiếc kiệm lao động xã hội.

Bốn là: Nhà nước cần có chính sách thuế suất cơ động, hợp lý đối với loại hình

doanh nghiệp thương mại Nhà nước. Tránh tình trạng thay đổi biểu thuế liên tục, tính thêm thuế xuất thường xuyên ảnh hưởng tới kế hoạch cũng như hiệu quả kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này.

Từ những vấn đề đã nêu ở phần thực trạng, để có thể hoạt động tốt nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước, một vấn đề rất quan trọng cần phải giải quyết hiện nay là tinh giảm bộ máy của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước, tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và những người lao động trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thương mại Nhà nước phải được tổ chức gọn nhẹ, tinh giảm bộ máy hành chính.

Tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Không ngừng bồi dưỡng kiến thức quản lý nền kinh tế thị trường và rèn luyện đạo đức tác phong cho đôị ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp trong nghành thương mại để họ có đủ tri thức lập trường, tư tưởng vững vàng trong sự nghiệp đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước.

3. Giải pháp về đổi mới cơ cấu của doanh nghiệp thương mại Nhà nước.

Đổi mới cơ cấu cũng là một biện pháp được đánh giá là phù hợp trong điều kiện hiện nay, việc sắp xếp lại và cải cách doanh nghiệp Nhà nước nói chung và doanh nghiệp thương mại Nhà nước cần tập chung ở một số mặt:

_ Mạnh dạn xoá bỏ các công ty trung gian. Theo điều tra hầu hết các doanh nghiệp thương mại ở thành phó Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội và một số nơi hầu hết các giám đốc doanh nghiệp đều trả lời: các công ty thực chất là cấp trung gian, không những không tích cực tác động đến doanh nghiệp mà còn cản trở hạn chế quyền chủ động của doanh nghiệp gây khó khăn doanh cho nghiệp thành viên trong quá trình hoạt động.

_ Phát động việc chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp thương mại Nhà nước không cần thiết tồn tại dưới hình thức quốc doanh sang công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp hợp tác, công ty của các cán bộ công nhân viên hoặc là công ty trách nhiệm hữu hạn của những người lao động... thành một phong trào quần chúng sôi động đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia nhiệt tình của quần chúng.

_ Đẩy mạnh việc thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại Nhà nước và để tháo gỡ vướng mắc hện nay, sau khi có nghị định 44/CP ngày 29/06/98 cần tập trung giải quyết các công việc sau:

+ Tiếp tục nghiên cứu xác định nhanh giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Đây là khâu phức tạp, khó khăn và mất nhiều thời gian nhất.

+ Đơn giản hoá quy trình cổ phần hoá. Hiện nay quy trình cổ phần hoá trải qua bốn bước, mỗi bước phải làm hàng chục công việc với thời gian kéo dài làm cản trở tiến độ cổ phần hoá.

4. Giải pháp về đổi mới hoạt động và phương thức kinh doanh.

Vấn đề đổi mới hoạt động ở đây cần khẳng định rõ là doanh nghiệp thương mại Nhà nước nên tập chung vào những nghành hàng mà mình có ưu thế.

+ Tập chung nắm giữ một số khâu, một số nghành hàng quan trọng. Phát huy ưu thế về vốn. Trứơc mắt nên hướng tới doanh nghiệp thương mại Nhà nước trong một số khâu, nghành hàng sau: xuất nhập khẩu, thuốc chữa bệnh, thóc gạo, một số hàng công nghiệp chủ yếu.

+ Các doanh nghiệp thương mại Nhà nước cần chú ý nhiều hơn đến những hoạt động dịch vụ sau bán hàng, đặc biệt là những loại dịch vụ mới phục vụ sản xuất như ứng dụng tin học trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm, hoàn thiện và tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông nhằm hoàn thiện giá trị của sản phẩm, thiết kế chế tạo , quản lý và xử lý thông tin thị trường. Trong hoạt động thương mại, cần phát triển mạnh mẽ các dịch vụ bổ xung như nghiên cứu nhu cầu, môi giới cho sản xuất kinh doanh, mở rộng các dịch vụ bán hàng văn minh cũng như các dịch vụ ngoại thương, du lịch quảng cáo cung cấp thông tin.

+ Đối với doanh nghiệp bán lẻ cần thiết phải giữ chữ “tín” đối với khách hàng, các hợp tác xã mua bán cần từng bước phục hồi dưới hình thức mới để thông qua nó mà cung ứng hàng công nghệ phẩm cho nông dân và thu mua nông sản ở nông thôn.

Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp thương mại Nhà nước phải chấp nhận cạnh tranh và do đó vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm là vô cùng quan trọng. Chất lượng sản phẩm ở đây không có nghĩa chỉ là sản phẩm tốt mà đứng trên quan điểm của một nhà kinh doanh thương mại thì đó là sự tổng hợp những sự thoả mãn của khách hàng sau khi đã sử dụng sản phẩm, nó phải là một sản phẩm tốt, giá cả hợp lý và những dịch vụ đi kèm ( dịch vụ trong và sau khi bán ). Để nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải:

+ Tăng cường nghiên cứu thị trường và giá cả nhằm đáp ứng các yêu cầu thị hiếu của dân cư trên thị trường trong nước và quốc tế. Mục đích nghiên cứu là để biết đặc điểm của thị trường, nhu cầu thị trường, phong tục tập quán tiêu

đã có tư liệu về thị trường các doanh nghiệp xem xét phân tích xem hàng hoá đã phù hợp với nhu cầu chưa, để rồi cải tiến hoàn thiện sản phẩm tạo ra ưu thế về sản phẩm so với các đối thủ khác.

+ Lựa chọn những nguồn hàng có chất lượng tốt, ổn định. Đây cũng là một biện pháp giúp doanh nghiệp nâng cao được uy tín và khả năng cạnh tranh của mình. Vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên cái quyết định về chất lượng sản phẩm lại thuộc về doanh nghiệp sản xuất chứ không phải là doanh nghiệp thương mại vì vậy cần phải có sự phối hợp giữa hai loai hình doanh nghiệp này, có như vậy mới nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

+ Tạo nguồn mua hàng hợp lý, mua hàng là hoạt động nghiệp vụ cơ bản của doanh nghiệp thương mại. Nếu không mua được hàng hoặc mua hàng không phù hợp với nhu cầu thị trường doanh nghiệp sẽ có nguy cơ mất khách hàng. + Doanh nghiệp phải thực hiện tốt vấn đề dự trữ hàng hoá. Vì dự trữ hàng hoá đảm bảo cho doanh nghiệp khả năng cung ứng hàng hoá một cách thường xuyên, liên tục và đồng bộ. Dự trữ hợp lý giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh, giảm chi phí và duy trì nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, dự trữ là một phương tiện để tăng uy tín với khách hàng, tạo ra khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp cần nghiên cứu sản phẩm và bao bì hàng hoá để thuận tiện hơn cho người tiêu dùng, ngoài ra bao bì đẹp cũng làm tăng giá trị sản phẩm khiến người tiêu dùng có cảm tình hơn với sản phẩm .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 40 - 44)