Tư nhân hoá có chuyển đổi sở hữu bao gồm chuyển đổi một phần hay toàn bộ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước sang tay tư nhân :

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 40)

Lợi ích của việc này là hợp lý hoá nền tài chính và nâng cao hiệu quả kinh tế trong khu vực Nhà nước , tạo môi trường phát triển khu vực tư nhân và tăng đầu tư nước ngoài, cải thiện quan hệ giữa Chính phủ – con nợ, với các chủ nợ nước ngoài trong các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Quá trình này có thể diễn ra bằng hai cách:

_ Bán đứt trực tiếp hoặc bán công khai trên thị trường chúng khoán.

_ Cổ phần hoá: bán cổ phần cho tư nhân, bao gồm bán tài sản, gia tăng đầu tư và bán cho cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp với những điều kiện ưu đãi. Những doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước có thể chung vốn với một doanh nghiệp Nhà nước để hình thành một liên doanh – cổ phần mới.

Việc cổ phần hoá được tiến hành rộng rãi hơn do nó có những ưu điểm:

_ Tạo khả năng chuyển hoá sở hữu các doanh nghiệp có quy mô lớn, giá trị tài sản cao.

_ Tạo điều kiện để chuyển sang các phương pháp và hình thức tổ chức quản lý mới.

_ Cho phép duy trì các quan hệ kinh tế đã có.

_ Cho phép thu hút thêm các nguồn vốn ( kể cả vốn đầu tư nước ngoài ) vào việc trang bị lại kĩ thuật, thay đổi công nghệ, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước hiện có.

Có thể cổ phần hoá toàn bộ một doanh nghiệp Nhà nước hoặc chỉ một phần để vừa giữ được sự kiểm soát của Nhà nước , vừa đổi mới cách quản lý và cải thiện cơ cấu vốn. Tuy nhiên, việc cổ phần hoá dễ gây tình trạng manh mún, phân tán trong sở hữu, do đó, không tăng được thêm sự quan tâm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp của những chủ sở hữu nhỏ, nhất là những người không làm việc trực tiếp trong doanh nghiệp . Ngoài ra, khả năng tiếp tục duy trì sở hữu Nhà nước bằng cách nắm số cổ phiếu khống chế sẽ không giảm được bao nhiêu nguy cơ can thiệp trực tiếp của các cơ quan Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp .

-Tư nhân hoá không có chuyển đổi sở hữu diễn ra theo các hình thức sau:

_ Cho thuê : là chuyển giao quyền điều hành một doanh nghiệp Nhà nước cho một doanh nghiệp tư nhân để lấy tiền thuê hoặc thu một phần lợi nhuận. Khi đó, Chính phủ giữ nguyên trách nhiệm của mình đối với món nợ hiện tồn của doanh nghiệp , về sau có thể doanh nghiệp tư nhân này mua luôn doanh nghiệp Nhà nước .

_ Hợp đồng kế hoạch: là hợp đồng thương lượng giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ thoả thuận giữa hai bên về mục tiêu kinh tế – xã hội phi thương mại, chỉ tiêu sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, giới hạn sử dụng lao động, nguồn thu nhập, nguồn và tỷ lệ vốn của doanh nghiệp cùng nghĩa vụ của Chính phủ về việc bù lỗ những mục tiêu phi thương mại mà doanh nghiệp thực hiện theo lệnh Chính phủ. Những hợp đồng này xuất hiện đầu tiên ở Pháp năm 1969, nhằm chống lại những mục tiêu mơ hồ và thiếu quyền tự chủ giành cho những người quản lý doanh nghiệp Nhà nước . Những hợp đồng kiểu này thúc ép các doanh nghiệp phải vươn lên đạt tới một mức thành tích kinh doanh kỹ thuật nhất định.

_ Thầu khoán: là sự ký kết hợp đồng giữa Chính phủ với một doanh nghiệp tư nhân để sản xuất một số lượng hàng hoá hay dịch vụ nào đó, hoặc thuê một doanh nghiệp tư nhân quản lý một doanh nghiệp thương mại Nhà nước . Phương thức này cho phép Chính phủ không phải bỏ ra những chi phí lớn để điều hành mà doanh nghiệp vẫn có được những sản phẩm hoặc dịch vụ với giá cả và chất lượng tốt.

Thứ hai, thiết lập môi trường kinh tế xã hội vĩ mô thúc đẩy tạo điều kiện tăng

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.

Mục tiêu chủ yếu của quá trình này là đảm bảo cho doanh nghiệp thương mại Nhà nước sau khi thanh lọc, sắp xếp và hợp lý hoá lại sẽ vận hành một cách thuận lợi, đạt được những mục tiêu đề ra với phí tổn ít nhất cho Chính phủ. Nội dung của quá trình này bao gồm :

_ Xác định rõ những mục tiêu cụ thể, lâu dài và không mâu thuẫn nhau, tránh những mục tiêu mơ hồ cho doanh nghiệp thương mại Nhà nước.

_ Thi hành những hạn chế gắt gao về ngân sách, từng bước làm cho doanh nghiệp phải tự đài thọ cả về đầu tư lẫn chi phí hoạt động ; đồng thời nâng nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

_ Quy định trách nhiệm rõ ràng, cải cách cơ chế kích thích đối với người quản lý và nhân viên trong doanh nghiệp thương mại Nhà nước. Quy định cụ thể đề cao trách nhiệm nghĩa vụ vật chất trước những quyết định của doanh nghiệp thương mại Nhà nước.

_ Tạo môi trường kinh doanh khuyến khích cạnh tranh bình đăng giữa các doanh nghiệp thương mại Nhà nước với các doanh nghiệp thương mại thuộc thành phần kinh tế khác ( về giấy phép hoạt động, thuế lao động và kỹ thuật ) nhằm thúc đẩy tính hiệu quả về kỹ thuật và phân phối của doanh nghiệp thương mại Nhà nước.

_ Đẩy mạnh những cải cách hành chính: tăng cường sức mạnh và khả năng cạnh tranh của khu vực tài chính.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w