ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 37)

Từ phân tích thực trạng của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ta có thể đi đến một đấnh giá chung nhất. Trong những năm chiến tranh, do nền sản xuất còn thấp kém năng lực sản xuất chưa cao trong khi đó lại phải tập chung sức người sức của cho việc giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà, thương nghiệp quốc doanh ( hệ thống doanh nghiệp thương mại Nhà nước ) hoạt động trong một môi trường không có cạnh tranh và đã phát huy tốt vai trò của mình, đảm bảo phân phối của cải vật chất theo sự chỉ đạo của Nhà nước góp phần không nhỏ vào chiến thắng. Sau năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, nước ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng CNXH trên toàn quốc. Trong thời gian này thương nghiệp quốc doanh vẫn hoạt động trong một môi trường gần như độc quyền biến các doanh nghiệp thương mại Nhà nước thành những tổng kho cung ứng theo chỉ thị của Nhà nước. Trong một môi trường như vậy đã làm cho hệ thồng thương nghiệp quốc doanh ngày một hoạt động kém hiệu quả, trì trệ không đảm bảo cung ứng hàng hoá đáp ứng nhu cầu của nhân dân và nguyên nhân sâu xa cũng xuất phát từ nền sản xuất thấp kém.

Sau đại hội năm 1986, nước ta tiến hành đổi mới kinh tế. Đây là thời kỳ chuyển từ nền kinh tế tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có nhiều thành phàn tham gia hoạt động thương mại. Các doanh nghiệp thương mại Nhà nước đứng trước những thách thức mới. Các nghành và các doanh nghiệp sản xuất được toàn quyền tổ chức bán buôn và bán lẻ hàng hoá do đơn vị mình sản xuất. Các công ty xuất nhập khẩu được bán hàng nhập khẩu. Các loại hàng hoá, kể cả hàng nhập khẩu không phải giao cho các doanh nghiệp thương mại Nhà nước như trước đâymà tự do lưu thông kể cả bán buôn và bán lẻ. Trong một môi trường mới như vậy do ảnh hưởng của thời kỳ trước đã làm cho các doanh nghiệp thương mại Nhà nước gặp vô vàn khó khăn trong lúc thiếu vốn lại không được cung cấp nguồn hàng và lúng túng trong cơ chế kinh tế mới, nên hoạt động của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước, kể cả các HTX mua bán càng khó khăn phức tạp hơn. Cơ sở vật chất từ cơ chế cũ để lại còn khá đồ sộ

vẫn bị khấu hao. Tổ chức quản lý của doanh nghiệp vẫn bị hạn chế bởi cơ chế chính sách cũ, cán bộ công nhân viên chức vẫn chưa nắm bắt được thị trường... mặt khác lại bị thương nghiệp tư nhân cạnh tranh quyết liệt với nhiều hình thức dịch vụ phong phú đa dạng nên thương nghiệp quốc doanh hoạt động kém hiệu quả, không cạnh tranh lại nổi với thương nghiệp tư nhân, nhiều đơn vị thua lỗ dẫn đến giải thể. Hầu hết hệ thống các doanh nghiệp thương mại Nhà nước thuộc tỉnh huyện bị giải thể trong đó có nhiều HTX mua bán.

Sau một thời gian bỡ ngỡ trước cơ chế mới, nhờ tổ chức lại hệ thống doanh nghiệp thương mại Nhà nước, nhiều doanh nghiệp thương mại Nhà nước đã dần dần lấy lại được phần nào ưu thế của mình và đã hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên nếu đánh giá trên giác độ khả năng cạnh tranh thì vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn, một cách khách quan mà nói khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước phần lớn do ưu thế về vốn kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật và lòng tin của nhân dân vào Nhà nước. Còn đứng trên góc độ so sánh về mặt tổ chức, hoạt động, cách thức phục vụ, năng lực và trình độ quản lý thì nhiều doanh nghiệp thương mại Nhà nước chưa bằng được so với các doanh nghiệp thương mại khác. Hoạt động của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước bị thu hẹp đáng kể, trước đây hệ thống của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước bao trùm hầu hết mọi lĩnh vực, giờ đây hoạt động của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước chỉ tập trung vào khâu bán buôn là chủ yếu còn khâu bán lẻ đã phải dần nhường chỗ do không cạnh tranh nổi với tư nhân trừ nhũng hàng hoá do Nhà nước độc quyền điều phối như xăng dầu... Điều này là kết quả tất yếu của việc trì trệ trong đổi mới phương thức kinh doanh. Nguyên nhân có nhiều do chủ quan và khách quan, nhưng nổi bật nhất là những nguyên nhân thuộc về chủ quan của doanh nghiệp thương mại Nhà nước.

CHƯƠNG III

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

Trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, doanh nghiệp thương mại Nhà nước phải thực sự đóng vai trò chủ đạo ở những lĩnh vực địa bàn, mặt hàng quan trọng, làm tốt chức năng hướng dẫn liên kết các thành phần kinh tế khác trong hoạt động kinh doanh, góp phần quyết định vào việc phát triển thị trường, mở rộng giao lưu hàng hoá trên tất cả vùng miền, đẩy mạnh xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Thông qua công tác tổ chức tốt

ngoài nước thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất ; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động xã hội; góp phần ổn định giá cả kìm chế lạm phát, góp phần xây dựng nền thương nghiệp phát triển lành mạnh, có khả năng hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế.

Để đạt được điều này vấn đề cần quan tâm là làm sao nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước, và sau đây là một số biện pháp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 37)