Cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước cũng như doanh nghiệp thương mại Nhà nước , đây là một trong những biện pháp đã mang lại hiệu quả cao ở một số nước, đã tạo ra khả năng cạnh tranh cho hệ thống doanh nghiệp thương mại Nhà nước , cải cách thường tiến hành theo hai bước:
Thứ nhất, tiến hành thanh lọc sắp xếp lại và hợp lý hoá từng đơn vị và toàn bộ
khu vực doanh nghiệp Nhà nước .
Để hợp lý hoá từng đơn vị và toàn bộ khu vực doanh nghiệp Nhà nước cần bắt đầu xác định lại mục tiêu ( thương mại và phi thương mại ) của từng doanh nghiệp , từng nhóm và toàn bộ khu vực doanh nghiệp Nhà nước ; xác định yêu cầu khả năng và mức độ tài chính của chúng cùng những nguồn lực và chi phí của Nhà nước cần thiết để nuôi dưỡngvà giám sát chúng về lâu dài, từ đó làm cơ sở cho việc quyết định những doanh nghiệp Nhà nước nào sẽ được giữ lại và phần sở hữu của Nhà nước trong doanh nghiệp đó đến đâu, những doanh nghiệp Nhà nước nào sẽ loại bỏ và cách thức để loại bỏ. Việc quy hoach giữ lại hay loai bỏ các doanh nghiệp Nhà nước đó không chỉ làm một lần, mà nhiều lần, thường xuyên, và những quyết định được đưa ra một phần dựa trên những kiến nghị của một chính phủ chuyên trách theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước theo mục tiêu thương mại và phi thương mại. Về nguyên tắc, để tránh xung đột lợi ích, cơ quan này hoạt động tách biệt với cơ quan đảm nhiệm vai trò sở hữu Nhà nước .
Những quyết định tăng, giảm khu vực doanh nghiệp Nhà nước ở các nước phụ thuộc vào mục tiêu, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở mỗi nước chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ chính trị mà mỗi dân tộc theo đuổi, xu hướng gần đây trên toàn thế giới là sự thu hẹp khu vực này mà các giải pháp thường dùng phục vụ cho mục đích đó là quá trình tư nhân hoá khu vực doanh nghiệp Nhà nước với hai phương thức cơ bản là tư nhân hoá có sự chuyển đổi sở hữu và tư nhân hoá không có sự chuyển đổi sở hữu.
- Tư nhân hoá có chuyển đổi sở hữu bao gồm chuyển đổi một phần hay toàn bộ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước sang tay tư nhân :