Bảng biểu về lao động nhà hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá về thực trạng hoạt động phục vụ bàn tại nhà hàng Tao Li (Trang 44 - 46)

- Phục vụ khách ăn theo thực đơn

2.6:Bảng biểu về lao động nhà hàng

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ BÀN TẠI NHÀ HÀNG TAO L

2.6:Bảng biểu về lao động nhà hàng

Tiêu thức Trình độ

ngoại ngữ

Giới tính Tuổi Chuyên môn Giám đốc bộ phận F&B Nói được

5 thứ tiếng

Nam 42 Khách sạn

Giám đốc nhà hàng Tao Li Giao tiếp tiếng Anh

Nam 32 Du lịch và

khách sạn

Supervisor Giao tiếp

tiếng Anh

Nữ 30 Du lịch và

khách sạn

Captain Giao tiếp

tiếng Anh

Nam 27 Du lịch và

khách sạn Nhân viên và casual Giao tiếp

tiếng Anh 2 nam và 7 nữ 25 Du lịch và khách sạn Nguồn: Nhà hàng Tao Li

Độ tuổi của nhân viên chủ yếu là từ 23 tới 30 tuổi, tương đối trẻ, phù hợp với môi trường là khách sạn nhà hàng. Những vị trí giám sát thì có độ tuổi lớn hơn do yêu cầu về kinh nghiệm làm việc. Những vị trí nhưn giám đốc nhà hàng, supervisor là

cho thấy sự gắn bó của nhân viên là rất lớn và khách sạn có chính sách giữ nhân viên khá tốt bằng chính sách lương thưởng và đối đãi. Riêng ông giám đốc bộ phận F&B là người đi lên từ chính vị trí nhân viên nhà hàng, và ông còn giữ vị trí phó tổng giám đốc khách sạn Nikko Hà Nội. Ông đã giữ cùng một vị trí ở các hệ thống khách sạn Nikko ở một số quốc gia khác nhau, do đó về nghiệp vụ chuyên môn cũng như kinh nghiệm không ai có thể bác bỏ. Hơn thế nữa về tầm nhìn chiến lược của ông cũng được người khác ghi nhận.

Công việc của bộ phận bàn trong nhà hàng khách sạn đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và nó phù hợp với giới tính là nữ hơn. Có ít những nghiệp vụ cần sức khỏe nên tỷ lệ 33% nam và 67% nữ trong nhà hàng là hợp lý.

Tất cả các vị trí trong nhà hàng Tao Li đều có xuất phát từ ngành du lịch, khách sạn. Do vậy về cơ bản lý thuyết về nghiệp vụ và chuyên ngành đã cơ, chỉ cần thêm kinh nghiệm là mỗi cá nhân có thể hoàn thiện về công việc của mình. Công việc bộ phận bàn đòi hỏi mỗi cá nhân cần phải biết và làm được từng chi tiết rất nhỏ, là công việc “trăm hay không bằng tay quen”, vừa rèn luyện sức khỏe và rèn luyện phản xạ. Thỉnh thoảng có những đợt công việc cần nam nhiều như việc set up các phòng tiệc đòi hỏi tốc độ nhanh, cộng với việc nhân viên nhà hàng không đủ đáp ứng do số lượng khách lớn, khách sạn sẽ gọi nhân viên partime. Điều này giúp cho nhà hàng không phải quản lý lượng nhân viên lớn, giảm được chi phí về lương và các khoản phụ cấp nhưng ngược lại khi vào công việc thì những nhân viên partime vẫn còn lúng túng trong công việc, đôi khi có thể gây những sai xót nhỏ. Điều này chỉ xảy ra trong thời gian đầu khi nhân viên partime chưa quen việc, vào thời gian sau thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn.

Về trình độ ngoại ngữ, với tiếng Anh giao tiếp để nhân viên có thể hiểu được yêu cầu của khách và một số yêu cầu đơn giản. Tuy nhiên nhân viên cần phải nâng cao trình độ tiếng Anh hơn nữa để có thể tự tin hơn trong việc đưa ra thông tin với khách, giới thiệu về món ăn trong nhà hàng được rõ ràng và hấp dẫn hơn, đôi khi có thể trò chuyện với khách trong lúc vắng khách về cách bài trí nhà hàng, về món ăn… Cùng một điểm nữa, là khách sạn có thị trường mục tiêu là khách Nhật, vì vậy việc nhân viên học thêm tiếng Nhật đủ để giao tiếp trong đời sống hàng ngày: câu chào, câu mời, câu hỏi đơn giản, câu cảm ơn, lời khen đơn giản, về món ăn của nhà hàng... Điều đó không những được khách hàng hưởng ứng ngoài ra còn nâng cao trình độ của mỗi cá nhân, dễ dàng gây được cảm tình của khách và từ đó có thể nâng cao doanh thu của nhà hàng khách sạn.

Giám đốc bộ phận F&B là người rất giỏi về công việc, đưa ra các chính sách lao động khá khắt khe và đòi hỏi sự chính xác trong công việc cao. Và điều này hứa hẹn nhiều sự thay đổi mới trong nhà hàng trong thời gian tới.

2.2.3.3. Một số khuyến khích lao động của nhà hàng khách sạn

Ngoài một số chính sách lao động mà khách sạn tuân theo những quy định của pháp luật như chính sách cho nhân viên thai sản, nhân viên ốm đau, khám sức khỏe định kỳ… thì khách sạn còn đưa ra chính sách khen thưởng nhằm khuyến khích nhân viên trong khách sạn nhà hàng tăng hiệu quả trong công việc. Đó là việc phân loại cho bình chọn việc tốt có hiệu lực từ ngày 01/11/2009.

Sẽ phân ra ba loại bình chọn việc tốt:

- Việc tốt màu xanh (mức 1): dành cho nhân viên thực hiện tốt quy định hoạt động đúng tiêu chuẩn, chăm sóc khách hàng và trả lại đồ cho khách để quên. Những nhân viên đạt được việc tốt màu xanh sẽ được nhận 01 phiếu mua bánh trị giá 3USD.

- Việc tốt màu hồng (mức 2): dành cho nhân viên thực hiện tốt công việc mang tính chất đột phá hoặc tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. Những nhân viên đạt được việc tốt màu hồng sẽ được nhận 01 phiếu mua bánh trị giá 5USD.

- Việc tốt hạng kim cương (mức 3): dành cho nhân viên ngăn chặn vấn đề xảy ra hoặc sẽ xảy ra trong tương lai, đưa ra các sáng kiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu các chi phí. Những nhân viên đạt được việc tốt hạng kim cương sẽ được nhận 01 phiếu ăn cho 01 người tại nhà hàng trong khách sạn.

Những mức độ và những hoạt động để thưởng nhân viên là đòi hỏi bắt buộc của một khách sạn quốc tế nhưng khi có sự khuyến khích của khách sạn, nhà hàng sẽ khiến cho nhân viên tích cực hơn. Tuy nhiên việc đưa ra nhân viên làm việc tốt ở các hạng mục đôi khi là thiếu xót do nhà quản lý không sâu xát, nhân viên đó làm việc đó không chỉ vì được thưởng. Những hạng mục cao thì thường ở cấp quản lý được thưởng nhiều hơn do tiếp xúc với các vấn đề tổng quát và có tầm nhìn về các hoạt động.

Lương và thưởng: số lượng nhân viên có lương trên 150USD chiếm 20%. Tiền tip của khách được cho vào tiền quỹ của nhà hàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá về thực trạng hoạt động phục vụ bàn tại nhà hàng Tao Li (Trang 44 - 46)