Bê tông cột được trộn bằng máy trộn.
Và được vận chuyển theo phương ngang bằng xe rùa.
Công tác cốt thép được gia công tại công trường sau đó đưa vào để lắp đúng vị trí. Cốp pha cột được lắp 3 mặt còn lại đổ bê tông đến đâu lắp đến đó để tiện cho việc thi công. Giữa các mảng cốp pha được liên kết với nhau bằng đinh, nêm chặt.
Bê tông được đổ vào cột thông qua máng đổ.
Dùng dây dọi kiểm tra tim và độ thẳng đứng của cột.
Để tránh hiện tượng cốp pha gỗ hút ẩm bê tông ta phải tưới nước trước khi thực hiện đổ bê tông. Mặt khác để tránh hiện tượng phân tầng giữa cột tầng dưới với cột tầng trên, trước khi đổ bê tông ta đổ 1 lớp hồ dầu để tạo sự liên kết giữa các cột của các tầng .
Chân ván khuôn cột có chừa một cửa nhỏ để làm vệ sinh trước khi đổ, kích thước khoảng 30x40cm và có nắp đậy được gia công sẵn.
Cột được neo giữ, chống cho cột thẳng đứng bằng những thanh giằng ngang, giằng chéo để cố định ván khuôn cột.
Cốt thép râu được đặt vào cột để đảm bảo sự liên kết giữa cột và tường.
Trong công tác bê tông, khâu đầm là rất quan trọng, vì nó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. Đầm bê tông nhằm làm cho hỗn hợp bê tông được đặc chắc, bên trong không có lỗ trống. Bê tông cột đổ đến đâu thì đầm đến đấy. Yêu cầu của đầm là phải kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian. Nếu đầm không đủ thời gian thì bê tông không được nèn chặt, có thể bị rỗng rỗ. Nhưng ở đây ta thấy công tác đầm bê tông cột không được coi trọng. Đây là
điểm khác nhau giữa lý thuyết và thi công ngoài thực tế.
Công nhân dùng búa gõ xung quanh ván khuôn.
Bê tông được bảo dưỡng bằng cách tưới nước. Sau 3 ngày tháo dỡ cốp pha cột, cấu kiện nào lắp sau thì được tháo trước và ngược lại cấu kiện lắp trước thì
Bê tông được đổ bằng bê tông thương phẩm LAFARGE được vẩn chuyển đến công trường bằng xe trộn.
Bê tông tươi được đưa đến công trường cần phải lấy mẫu để kiểm tra chất lượng bê tông.