Nối cốt thép

Một phần của tài liệu thực tập công nhân tại công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu và xây dựng số 6 (Trang 25 - 27)

V: CÔNG TÁC CỐT THÉP 1.Nắn cốt thép:

4: Nối cốt thép

a: Nối buộc:

+ Nối buộc những thanh cốt thép trơn đặt ở vùng bêtông chịu kéo thì hai đầu mối nối phải uốn cong thành móc và ghép chập vào nhau một đoạn 30d-45d và dùng dây kẽm quấn quanh chỗ nối.

+ Nối buộc những thanh cốt thép trong vùng chịu nén thì không phải uốn móc nhưng phải buộc kẽm dẽo quanh chỗ nối. Đoạn ghép chập phải dài 20d-40d b).

b: Nối hàn: Có các kiểu sau đây: + Nối đối đỉnh

+ Nối ghép chập + Nối ghép táp + Nối ghép máng

c: Nối bằng bu-lông,đai ốc:

Công nghệ nối cốt thép bằng bu-lông,đai ốc là công nghệ tiên tiến được ứng dụng rộng rãi,phổ biến trong các kết cấu kiến trúc hạ tầng ở Việt Nam cũng như của thế giới.

* Ưu điểm:

+ Chất lượng mối nối ổn định và độ tin cậy cao + Cốt thép làm việc đồng tâm

+ Thời gian thi công nhanh, công việc tạo ren sẽ được làm trước.

+ Phạm vi ứng dụng rộng rãi, thích hợp dùng cho loại thép CII, CIII có đường kính từ 16 đến 50mm.

+ Bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường.

+ Công nghệ tiên tiến, thích hợp với các công trình đòi hỏi chất lượng mối nối cao.

+ Năng lượng tiêu thụ thấp, tiết kiệm khối lượng lớn thép ngắn và đầu mẩu.

+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt với cốt thép có đường kính trên 20mm

+ Yêu cầu kỹ thuật của mối nối ren rất cao(đầu ren chỉ cần bị mẻ một ít, là sẽ rất khó thi công )

+Thép phải đúng tiêu chuẩn về kích thước và hình dạng.

+ Yêu cầu nghiêm ngặt trong công tác vận chuyển và bảo quản.

Một phần của tài liệu thực tập công nhân tại công ty cổ phần kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu và xây dựng số 6 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w