Ngôn ngữ và văn hoá

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ đất rừng và con người trong truyện đất rừng phương nam (Trang 32 - 171)

1.3.1. Văn hoá là gì?

Chúng ta đã thừa nhận và khẳng định khái niệm “văn hoá” xuất hiện rất sớm ở phương Đông cũng như ở phương Tây. Trong thời kì lịch sử cổ đại ở Trung Quốc, “văn hoá” được hiểu là cách thức hành xử trong xã hội của tầng lớp thống trị. Chúng dùng “văn hoá” và “giáo hoá”, dùng những lời hay, ý đẹp để cảm hoá dân chúng đi theo và phục tùng chúng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Còn ở phương Tây, khái niệm “văn hoá” bắt nguồn từ chữ Latinh: cultus, có nghĩa là “trồng trọt”, tạo ra những sản phẩm phụ vụ cho con người. Về sau khái niệm “văn hoá” phát triển với nhiều nghĩa khác nhau tạo sự phong phú cho từ “văn hoá”. Tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau, điểm nhìn khác nhau , cách hiểu khác nhau mà từ “văn hoá” trong các ngôn ngữ khác nhau đều có nhiều nghĩa, từ đó mà những nhà nghiên cứu hình thành những khái niệm khác nhau về “văn hoá”. Nhưng định nghĩa văn hóa là gì? vẫn đang là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Hiện nay đã có khoảng trên 500 định nghĩa khác nhau về văn hoá.

Theo Từ điển tiếng Việt,văn hoá” là:

1. Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong các quá trình lịch sử.

2. Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát).

3. Tri thức, kiến thức khoa học (nói tổng quát). Ví dụ: Học văn hoá, trình độ văn hoá...

4. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh.

5. Nền văn hoá của một thời kỳ cổ xưa được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau. Ví dụ: Văn hoá rìu

hai vai, văn hoá gốm màu, văn hoá Đông Sơn. [62, tr.1079].

Cựu Tổng Giám đốc UNESSCO Federico Mayor đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”.

Năm 2002, UNESSCO đã đưa ra định nghĩa về “văn hoá”: “Văn hoá nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung

sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” (Tuyên bố chung của Unessco

về “tính đa dạng của văn hoá”).

Trong cuốn Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt, Nguyễn Văn Chiến không đưa ra khái niệm “văn hoá” mà trả lời câu hỏi “Văn hoá là gì?” bằng một số ý sau:

- Văn hoá phải là một hiện tượng, một phạm trù thuộc về con người, do con người làm nên. Vì vậy, văn hoá là tiêu chuẩn, tiêu chí hiển nhiên khu biệt

con người - động vật với con vật, làm con người tách dần khỏi thế giới động

vật. Nói cách khác, chủ nhân duy nhất của văn hoá là con người.

- Văn hóa là một sản phẩm lao động đặc thù của xã hội loài người. Nó phản ánh cách con người tiếp cận, chia cắt, nhận thức và hoạch định toàn bộ thế giới xung quanh mình theo hai thế giới khác nhau mà hoàn toàn gắn bó với nhau chặt chẽ: thế giới thực tại và thế giới biểu tượng.

- Một hiện tượng văn hoá luôn luôn tồn tại với những lí do riêng của nó. - Thành tựu của nền văn hoá là con người. Văn hoá không phải là các vật đơn thuần ta sờ thấy được một cách cụ thể. Hiện tượng văn hoá hiện diện trước ta, trong ta như một thế giới được vật thể hoá, một thế giới được khúc xạ rõ ràng. Con người, với tư cách là chủ thể văn hoá trong sự tiếp cận của mình về thế giới thực tại buộc phải đối mặt với 3 vùng không gian sau đây: 1. Thế giới tự nhiên xung quanh mình (môi trường tự nhiên); 2. Cộng đồng mà anh ta đang sống (môi trường xã hội); 3.Và cuối cùng, chính bản thân anh ta (sự nhận thức chính bản thân mình).

Tác giả Trần Ngọc Thêm đưa ra định nghĩa: “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tóm lại, với các định nghĩa trên tuy khác nhau về đặc điểm nhưng có điểm chung là nói đến văn hóa. Coi văn hoá là sản phẩm tinh thần của con người. Chúng được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người với xã hội. Ngược lại, cũng chính văn hoá lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững, phát triển cho xã hội. Hơn thế, “văn hoá” là bao gồm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong đời sống. Còn biểu hiện của văn hoá ra thành những cái cụ thể thì rất đa dạng mà người ta quy thành hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, các giá trị có ích cho con người và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện phục vụ cho xã hội,…

Khi nói đến văn hoá là chúng ta phải nhắc tới các biểu tượng của nó. Bởi biểu tượng của văn hoá sẽ mang dấu ấn của nền văn hoá, dấu ấn của dân tộc sản sinh và sử dụng nó. Chúng ta vẫn thường nói đến những biểu tượng trong khoa học và biểu tượng trong văn hoá. Nếu biểu tượng của khoa học mang tính phổ quát trong phạm vi nhân loại thì biểu tượng văn hoá phần lớn mang tính cộng đồng và tính dân tộc. Ví như cùng một sự vật nhưng với mỗi nền văn hoá khác nhau lại mang ý nghĩa biểu tượng khác nhau, thậm chí có thể trái ngược nhau. Hơn nữa, mỗi nền văn hoá luôn mang trong mình các hệ biểu tượng riêng mang tính ổn định tương đối, và chứa đựng một tiềm năng có thể biến đổi, thay đổi hoặc bổ sung ý nghĩa theo thời gian.

1.3.2. Ngôn ngữ vừa là một thành tố văn hoá, vừa là phƣơng tiện để phản ánh, lƣu giữ và phát triển nhiều thành tố văn hoá khác

Đó là ta đang bàn tới mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá. Khi bàn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, tác giả Nguyễn Văn Chiến trong cuốn Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hoá Việt đã đưa ra “ba định đề cơ bản nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá” như sau:

Thứ nhất: Ta nói ngôn ngữ bình đẳng với văn hoá hay độc lập với văn hoá bởi vì cả hai đều là sản phẩm của con người lao động có tư duy (Homo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sapiens). Đó là những hiện tượng nhân loại (Human phenomena). Thế nhưng ngôn ngữ lại chính là sản phẩm văn hoá của nhân loại giống như tất cả những sản phẩm văn hoá khác…Ngôn ngữ, nói cho chính xác, là một hiện tượng văn hoá, nằm trong văn hoá. Văn hoá có ngoại diên lớn, trong khí đó ngôn ngữ có ngoại diên hẹp hơn, nhưng có những đặc tính nội hàm rộng lớn hơn. Mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ là mối quan hệ bao nhau. Giữa chúng có những chỗ khác nhau, giao nhau và giống nhau.

Thứ hai: Ngôn ngữ là một hiện tượng văn hoá, thuộc phạm trù văn hoá, cho nên tất cả những gì là đặc tính, thuộc tính của văn hoá cũng đều tương tự như là đặc tính, thuộc tính của ngôn ngữ và được ẩn chứa trong ngôn ngữ.

Thứ ba: Khác với mọi hiện tượng văn hoá khác, ngôn ngữ là một hiện

tượng văn hoá đặc thù, do chỗ:

1. Ngôn ngữ là một sản phẩm văn hoá nhưng lại đồng thời là phương tiện ghi nhận các hiện tượng văn hoá khác; là chỗ bảo lưu lâu dài các sự kiện văn hoá; là công cụ thể hiện các đặc trưng văn hoá cộng đồng;

2. Với chức năng của mình là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ trong hoạt động hành chức luôn luôn phải chịu sự chi

phối của hàng loạt các quy tắc giao tiếp văn hoá cộng đồng. [19, tr.50 - 53]

Trong phạm vi nghiên cứu về “đất rừng” và “con người” trong truyện

Đất rừng phương Nam, chúng tôi chú ý đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn

hoá ở các phương diện sau:

- Các loại động vật và thực vật xuất hiện trong truyện Đất rừng phương Nam thể hiện những vẻ đẹp và sự giàu có đến kì lạ của “đất rừng” phương Nam. Nó gắn bó với cuộc sống của người phương Nam.

- Các định danh (gọi tên) con người, phản ánh những quan hệ, dáng vẻ, cách cư xử với nhau và phong tục tập quán ...rất phong phú và mang đậm dấu ấn của con người phương Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Một số loài động vật, thực vật xuất hiện trong tác phẩm như là hình ảnh có tính chất biểu trưng. Đó là cơ sở để hình thành các biểu tượng văn hoá, các hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng cho một ý niệm trừu tượng.

Đất rừng phương Nam được coi là tác phẩm hay lôi cuốn được nhiều

độc giả ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em. Từ đó thấy ý nghĩa, giá trị của tác phẩm thể hiện vẻ đẹp phong phú và phong tục tập quán của người dân Nam Bộ trong vẻ đẹp chung của văn hoá Việt Nam.

Biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá trong truyện

Đất rừng phương Nam sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể hơn ở chương 3 của

luận văn.

1.4. Vài nét về vùng đất phƣơng Nam

Vùng đất phương Nam, theo cách hiểu thông thường, là một vùng đất xa xôi của Tổ quốc, có vị trí cùng tận ở phía Nam của Việt Nam, hay còn gọi là

Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, còn gọi là Vùng đồng bằng

Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân miền Nam

Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây. Miền Tây bao gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang,

Trà Vinh, Vĩnh Long. Đây là vùng đất được phù sa bởi các nhánh sông Cửu

Long. Đất đai mầu mỡ, khí hậu có hai mùa rõ rệt tạo điều kiện cho động thực vật phát triển phong phú và đa dạng. Ngoài ra còn thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển. Mực nước trong các cửa sông lên xuống rất nhanh, những lưỡi nước mặn ngấm dần vào trong đất. Thiên nhiên ở đây rất đa dạng với nhiều tiềm năng và không ít trở ngại. Trên nền nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo của khí hậu thể hiện rõ rệt. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông làm cho việc giao thông bằng đường thủy trở nên rõ ràng. Sinh vật cũng là nguồn tài nguyên quan trọng của vùng. Thảm thực vật gồm hai thành phần chủ yếu là rừng ngập mặn và rừng tràm. Về động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vật, có giá trị hơn cả là cá và chim. Tài nguyên biển ở đây hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá cùng với nhiều loại hải sản quý. Đó chính là vẻ đẹp giàu của một vùng đất trù phú, đa dạng, kì vĩ với những kênh rạch, tôm cá, chim chóc, muông thú, lúa gạo ...và cây cối, rừng già của thiên nhiên vùng cực Nam đất nước.

Con người Miền Tây, đó là những con người có công mở mang bờ cõi từ thời nhà Nguyễn với những cuộc di dân theo cách quy mô từ vùng Ngũ Quảng trở vào - Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Thừa Thiên), và Quảng Nghĩa (Quy Nhơn), kết hợp với sự di dân lẻ tẻ sau thất bại của nhà Minh trước triều Mãn Thanh, cùng với việc di dân lẻ tẻ trước thế kỉ XV của những cư dân cổ Khmer đến từ nhiều vùng đất trên đất nước Campuchia, tràn về theo sông Tiền, sông Hậu để tránh hoạ diệt tộc của vua chúa Xiêm La, và sự di dân tự nhiên của người Chàm Hồi giáo đến vùng Châu Đốc, kết hợp với quá trình chuyển cư tại chỗ của cộng đồng các tộc người để lập làng, lập ruộng, vùng văn hoá mang bản sắc miền Tây mới thực sự hình thành. Những con người di dân đến vùng đất mới này dần dần sinh sống gần gũi với nhau. Đó là những con người an cư lạc nghiệp nơi đây để xây dựng một cuộc sống ấm no, bình yên. Và cũng do sự tình cờ của lịch sử hơn nghìn năm dài Bắc thuộc và hơn trăm năm lệ thuộc Pháp, người Miền Tây cũng là những con người đấu tranh kiên cường bảo vệ bờ cõi dân tộc. Khi chiến tranh xảy ra thì con người hiện lên với hai phe chính diện và phản diện, giữa ta và địch, và hiện lên với những tên gọi quen thuộc đặc trưng của người Nam Bộ. Bằng cuộc sống lao động hàng ngày với những phong tục, tập quán, sinh hoạt đặc sắc, cũng như nét tính cách riêng của con người vùng sông nước Nam Bộ, mà còn thu hút bạn đọc bởi một tình thương yêu sâu sắc, sự trân trọng những mặt tốt đẹp trong bản chất của mỗi con người. Trong thế giới đó có những con người vô cùng nhân hậu, giàu lòng yêu quê hương, đất nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.5. Giới thiệu về nhà văn Đoàn Giỏi và truyện Đất rừng phƣơng Nam 1.5.1. Nhà văn Đoàn Giỏi

Đoàn Giỏi (17.5.1925 - 4.1989). Nhà văn Việt Nam. Bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư. Nguyên quán và sinh quán: tỉnh Mỹ Tho, nay là huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, thuộc một gia đình trí thức nhỏ. Quê hương ông nằm trong khu vực trung tâm của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Ông được chứng kiến đầy đủ cuộc khởi nghĩa, từ lúc bùng nổ đến khi bị đàn áp. Sự kiện này tác động mạnh đến tuổi trẻ của Đoàn Giỏi, giúp ông sớm đến với cách mạng, đồng thời tạo điều kiện tốt để sau này nhà văn viết tiểu thuyết Hoa hướng dương. Khi còn đi học, Đoàn Giỏi say mê cả hội hoạ lẫn văn chương. Sáng tác đầu tay: truyện ngắn Nhớ cố hương (1943). Từ sau 1945, ông tham gia hoạt động cách mạng. Trước khi chuyên hoạt động văn nghệ, ông đã kinh qua nhiều công tác khác nhau. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông viết nhiều nhưng chưa đọng. Ông làm thơ: Giữ vững niềm tin (tập thơ, 1954); viết ký sự lịch sử Khí hùng đất nước (1946); Những dòng chữ máu Nam Kỳ 40

(1948), truyện ngắn: Đường về gia hương (1948); kịch thơ: Người Nam thà

chết không hàng (1947), Chiến sĩ Tháp Mười (1949)... Có thể coi đây là giai

đoạn chuẩn bị tích cực của ông. Sau khi hoà bình lặp lại (1954), ông tập kết ra Bắc. Giai đoạn này, ông chuyên viết văn xuôi. Hầu hết các tác phẩm của ông hướng về cuộc sống và con người miền Nam trong những năm tháng đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Pháp trước Cách mạng tháng Tám và trong cuộc kháng chiến chín năm (1945 - 1954): Trần Văn Ơn (truyện ký, 1955),

bống mú (truyện,1955), Ngọn tầm vông (tập truyện ngắn, ký, 1956), Hoa

hướng dương (tiểu thuyết, 1960) . Ông còn là một cây bút viết truyện thiếu nhi:

Cái trống con (1958), Đất rừng phương Nam (1957), Cuộc truy tìm kho vũ khí

(1962), Những chuyện lạ về cá (1981), Tê giác giữa ngàn xanh (1982)...Đất

rừng phương Nam là một trong những tác phẩm thành công của Đoàn Giỏi,

cũng là một trong những cuốn truyện hay của văn học Việt Nam viết cho thiếu

Một phần của tài liệu từ ngữ chỉ đất rừng và con người trong truyện đất rừng phương nam (Trang 32 - 171)